Đánh giá hồ sơ dự thầu

Tình huống: Đấu thầu rộng rãi MSHH. Có 2 nhà thầu A&B đều vượt qua bước xét năng lực và kinh nghiệm.

·        Xét về kỹ thuật: quy định đạt điểm tối thiểu 80/100

Kết quả: Nhà thầu A đạt 96/100, giá bỏ thầu 3100 tr.đồng

Nhà thầu B đạt 90/100, giá bỏ thầu 3050 tr.đồng

Cả 2 nhà thầu đều không có lỗi số học.

·        Xét về giá: theo TCĐG để xác định giá đánh giá nêu trong HSMT:

+ Nhà thầu A = (100x3100)/96 = 3229 tr.đồng

+ Nhà thầu B = (100x3050)/90 = 3389 tr.đồng

Xếp hạng thứ 1: Nhà thầu A giá đề nghị trúng thầu 3100 tr.đồng

thứ 2: Nhà thầu B giá đề nghị trúng thầu 3050 tr.đồng

1.      Xin hỏi cơ quan thẩm định không thống nhất kết quả xếp hạng??? Vậy đúng hay sai?

2.      Phương pháp đưa về mặt bằng để đưa ra giá đánh giá dựa trên tiêu chí về kỹ thuật như vậy có hợp lý và đúng luật không?

Trả lời:

 

1. Việc đánh giá HSDT để làm cơ sở cho việc so sánh, xếp hạng HSDT là phải dựa trên TCĐG nêu trong HSMT (Điều 28 Luật Đấu thầu). Do vậy việc xác định giá đánh giá đối với Nhà thầu A và Nhà thầu B như trong tình huống nêu ra dựa trên TCĐG đã có trong HSMT thì kết quả đánh giá phải được thừa nhận. Trong Luật Đấu thầu (Điều 4 khoản 4) quy định “HSMT…làm căn cứ pháp lý để BMT đánh giá HSDT nhằm lựa chọn Nhà thầu trúng thầu…”. Vậy việc đánh giá theo đúng TCĐG trong HSMT thì đủ cơ sở pháp lý để thừa nhận. Dưới việc cơ quan thẩm định không thống nhất kết quả xếp hạng là thiếu cơ sở pháp lý. Tuy nhiên cơ quan thẩm định có thể nhận xét TCĐG nói riêng và về HSMT nói chung.

Gần đây trong Luật số 38 có bổ sung 1 trách nhiệm của Người có thẩm quyền là “Hủy, đình chỉ cuộc thầu hoặc không công nhận kết quả lựa chọn Nhà thầu…”. Nội dung này được cụ thể hơn tại Điều 66 NĐ85/CP là Người có thẩm quyền có thể “Hủy đấu thầu” khi có cơ sở rằng HSMT, HSYC không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc pháp luật khác có liên quan dẫn đến không lựa chọn được Nhà thầu trúng thầu hoặc Nhà thầu trúng thầu không đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

Có thể với nhận xét của cơ quan thẩm định sẽ tạo cơ sở cho Người có thẩm quyền xem xét, quyết định.

2. Phương pháp xác định giá đánh giá (đưa về một mặt bằng) nằm trong TCĐG thuộc HSMT là trách nhiệm, thẩm quyền phê duyệt của Chủ đầu tư (Luật số 38). Tuy nhiên, cách xác định như trong tình huống nêu ra có lẽ thiếu tính khoa học. Bởi lẽ dùng thang điểm đánh giá về mặt kỹ thuật của HSDT là mang tính chủ quan. Với cơ cấu của thang điểm này thì A cao hơn B, với cơ cấu khác chưa biết chừng B là cao hơn A. Mà cơ cấu điểm là tùy thuộc vào nhận thức chủ quan của từng người.

Nhà thầu A đạt 96 điểm (về kỹ thuật) so với Nhà thầu B đạt 90 điểm (về kỹ thuật) thì mang lại những lợi thế tính bằng tiền là bao nhiêu? Ví dụ: do hiệu suất máy của Nhà thầu A cao hơn hiêu suất máy của Nhà thầu B là 1% nên mang lại một trị giá 20tr.đồng để so sánh với giá đánh giá của Nhà thầu B.

Việc xác định giá đánh giá như trong tình huống nêu ra là thiếu tính thuyết phục, quy điểm (dựa trên chủ quan) thành tiền (giá trị thực tế) là không khoa học. Việc chuyển điểm thành tiền trong đấu thầu hiện chỉ dùng trong đánh giá các gói thầu DVTV./.

 
  • TAG :

Danh mục

Loading...