Tiêu chuẩn đánh giá và xác định nội dung định giá đánh giá hồ sơ mời thầu xây lắp

TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VÀ NỘI DUNG XÁC ĐỊNH GIÁ ĐÁNH GIÁ

Chương này bao gồm TCĐG về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu (trường hợp không áp dụng sơ tuyển), TCĐG về mặt kỹ thuật, nội dung xác định giá đánh giá. Trường hợp thầu đã thực hiện sơ tuyển, bên mời thầu cần yêu cầu nhà thầu khẳng định lại các thông tin về năng lực, kinh nghiệm mà nhà thầu đã kê khai trong hồ sơ dự sơ tuyển.

TCĐG và nội dung xác định giá đánh giá dưới đây chỉ mang tính hướng dẫn. Khi soạn thảo nội dung này cần căn cứ theo tính chất gói thầu mà quy định cho phù hợp. Trường hợp cho phép nhà thầu chào phương án thay thế thì phải nêu rõ tiêu chuẩn, phương pháp đánh giá HSDT làm căn cứ cho việc đánh giá HSDT.

TCĐG phải công khai trong HSMT. Trong quá trình đánh giá HSDT phải tuân thủ TCĐG nêu trong HSMT, không được thay đổi, bổ sung bất kỳ nội dung nào.

Mục 1. TCĐG về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu (1)

Các TCĐG về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu được sử dụng theo tiêu chí “đạt”, “không đạt”. Nhà thầu phải “đạt” cả 3 nội dung nêu tại các điểm 1, 2 và 3 trong bảng dưới đây thì được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm. Các điểm 1, 2 và 3 chỉ được đánh giá “đạt” khi tất cả nội dung chi tiết trong từng điểm được đánh giá là “đạt”.

Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu bao gồm các nội dung cơ bản sau:









































































SttNội dung yêu cầu (2)Mức yêu cầu tối thiểu để được đánh giá là đáp ứng (đạt)
1Kinh nghiệm 
 1.1. Kinh nghiệm chung về thi công xây dựng:

Số năm hoạt động trong lĩnh vực thi công xây dựng (3)
 
 1.2. Kinh nghiệm thi công gói thầu tương tự:

Số lượng các hợp đồng xây lắp tương tự đã thực hiện với tư cách là nhà thầu chính hoặc nhà thầu phụ tại Việt Nam và nước ngoài trong thời gian ____ [Ghi số năm] (4) năm gần đây.

Đơn vị nhà thầu liên danh, các thành viên liên danh phải có ______ [Ghi số hợp đồng] (5) hợp đồng xây lắp tương tự với phần công việc đảm nhận trong liên danh.
 
2Năng lực kỹ thuật 
 2.1. Năng lực hành nghề xây dựng 
 2.2. Nhân lực chủ chốt (6) 
 2.3. Thiết bị thi công chủ yếu (7) 
3Năng lực tài chính 
 3.1. Doanh thu

Doanh thu trung bình hàng năm trong ____ [Ghi số năm](8) năm gần đây.

Trong trường hợp liên danh, doanh thu trung bình hàng năm của cả liên danh được tính bằng tổng doanh thu trung bình hàng năm của các thành viên trong liên danh.
 
 3.2. Tình hình tài chính lành mạnh

Nhà thầu phải đáp ứng yêu cầu về tình hình tài chính lành mạnh (chọn một hoặc một số chỉ tiêu tài chính phù hợp) (9). Trong trường hợp liên danh, từng thành viên trong liên danh phải đáp ứng yêu cầu về tình hình tài chính lành mạnh.
 
 (a) số năm nhà thầu hoạt động không bị lỗ trong thời gian yêu cầu báo cáo về tình hình tài chính theo khoản 3.1 Mục này.từ ___ năm trở lên
 (b) hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

(c) giá trị ròng
đạt mức ____

đạt mức ___
4Các yêu cầu khác (nếu có)(10) 

Ghi chú:

(1) Chỉ áp dụng mục này đối với gói thầu không tiến hành sơ tuyển

(2) Căn cứ yêu cầu của gói thầu mà quy định nội dung chi tiết về kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu cho phù hợp.

(3), (4) Căn cứ vào quy mô, tính chất của gói thầu và tình hình thực tế của ngành, địa phương để quy định cho phù hợp. Thông thường từ 3 năm đến 5 năm.

(5) Căn cứ vào quy mô, tính chất của gói thầu và tình hình thực tế của ngành, địa phương để quy định cho phù hợp. Thông thường từ 1 đến 3 hợp đồng tương tự. Đối với nhà thầu liên danh thì kinh nghiệm của liên danh được tính là tổng kinh nghiệm của các thành viên liên danh, tuy nhiên kinh nghiệm của mỗi thành viên chỉ xét theo phạm vi công việc mà mỗi thành viên đảm nhận trong liên danh.

Hợp đồng xây lắp tương tự là hợp đồng trong đó công việc xây lắp có các tính chất tương tự với gói thầu đang xét, bao gồm:

- Tương tự về bản chất và độ phức tạp: có cùng loại và cấp công trình tương tự hoặc cao hơn cấp công trình yêu cầu cho gói thầu này theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với các công việc đặc thù, có thể chỉ yêu cầu nhà thầu phải có hợp đồng thi công tương tự về bản chất và độ phức tạp đối với các hạng mục chính của gói thầu.

- Tương tự về quy mô công việc: có giá trị công việc xây lắp bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị công việc xây lắp của gói thầu đang xét.

Đối với các công việc đặc thù hoặc ở các địa phương mà năng lực của nhà thầu trên địa bàn còn hạn chế, có thể yêu cầu giá trị phần công việc xây lắp của hợp đồng trong khoảng 50% - 70% giá trị phần công việc xây lắp của gói thầu đang xét, đồng thời vẫn phải yêu cầu nhà thầu đảm bảo có hợp đồng thi công tương tự về bản chất và độ phức tạp đối với các hạng mục chính của gói thầu.

Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà có thể yêu cầu tương tự về điều kiện hiện trường.

(6) Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà quy định các nhân sự chủ chốt như chỉ huy trưởng công trình, chủ nhiệm kỹ thuật thi công, chủ nhiệm thiết kế bản vẽ thi công, đội trưởng thi công. Yêu cầu đối với các vị trí nhân sự chủ chốt phải tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng.

(7) Yêu cầu về các thiết bị thi công chủ yếu được xác định theo phạm vi và tính chất của các công tác thi công trong gói thầu. Căn cứ đặc thù của gói thầu mà các thiết bị thi công chủ yếu có thể bao gồm thiết bị thi công công tác đất (máy đào, san ủi, đầm), thiết bị thi công nền, móng (gia cố nền, thi công cọc, móng), thiết bị vận tải (xe tải, xe ben), thiết bị vận tải nâng (cần cẩu, vận thăng), thiết bị định vị, đo đạc công trình (kinh vĩ, thủy bình), thiết bị cho công tác bê tông cốt thép (cốp pha, cắt uốn thép, trộn bê tông, vận chuyển, bơm bê tông, đầm bê tông), giàn giáo, máy hàn,máy bơm, máy phát điện dự phòng …. Đối với mỗi loại thiết bị, cần nêu rõ yêu cầu về tính bằng kỹ thuật, số lượng. Thiết bị thi công phải thuộc sở hữu của nhà thầu hoặc có thể đi thuê nhưng nhà thầu phải chứng minh khả năng huy động để đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

(8) Đối với yêu cầu về doanh thu:

- Thời gian yêu cầu thông thường là 3 năm. Trong một số trường hợp có thể quy định 1-2 năm để khuyến khích sự tham gia của các nhà thầu mới thành lập.

- Cách tính toán thông thường về mức yêu cầu doanh thu trung bình hàng năm:

a. Yêu cầu tối thiểu mức doanh thu trung bình hàng năm =

(Giá gói thầu/thời gian thực hiện hợp đồng theo năm) x k;

Thông thường yêu cầu hệ số k trong công thức này là từ 1,5 đến 2.

b. Trường hợp thời gian thực hiện hợp đồng dưới 1 năm thì cách tính doanh thu như sau:

Yêu cầu tối thiểu về mức doanh thu trung bình hàng năm = Giá gói thầu x k

Thông thường yêu cầu hệ số k trong công thức này là 1,5.

c. Đối với trường hợp nhà thầu liên danh, việc đánh giá tiêu chuẩn về doanh thu của từng thành viên liên danh căn cứ vào giá trị, khối lượng do từng thành viên đảm nhiệm.

(9) Đối với yêu cầu về tình hình tài chính

Có thể quy định một số chỉ tiêu để đánh giá tình hình tài chính của nhà thầu với cách tính cụ thể như sau:

a. Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà yêu cầu nhà thầu hoạt động không bị lỗ từ 1 đến 3 năm trong thời gian yêu cầu báo cáo về tình hình tài chính.

b. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh. Hệ số này được tính bằng công thức:

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = tài sản ngắn hạn / tổng nợ ngắn hạn

Khi đánh giá, chỉ đánh giá hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của năm cuối cùng trong các năm tài chính gần đây theo yêu cầu của HSMT.

Yêu cầu về hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn phải quy định > 1.

Trường hợp doanh nghiệp không có nợ ngắn hạn phải trả thì doanh nghiệp đó được coi là đáp ứng yêu cầu về tình hình tài chính đối với chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.

c. Giá trị ròng (vốn chủ sở hữu) cho biết tình hình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, tính bằng công thức:

Giá trị ròng = Tổng tài sản – tổng nợ phải trả

Thông thường quy định mức tối thiểu là giá trị ròng phải dương

(10) Yêu cầu khác mà chủ đầu tư xét thấy cần thiết để đảm bảo khả năng thực hiện gói thầu.

Mục 2. Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật

Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà áp dụng phương pháp chấm điểm hoặc phương pháp đánh giá theo tiêu chí “đạt”, “không đạt”.

2.1. TCĐG theo phương pháp chấm điểm1

Căn cứ tính chất của gói thầu mà có thể quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu đối với một số tiêu chuẩn tổng quát (nếu thấy cần thiết). Mức điểm yêu cầu tối thiểu quy định không thấp hơn 70% tổng số điểm. Đối với gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao, mức quy định này không thấp hơn 80%. HSDT có tổng số điểm (cũng như số điểm của từng nội dung, nếu có yêu cầu) đạt bằng hoặc vượt mức điểm yêu cầu tối thiểu sẽ được đánh giá là đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật và được tiếp tục xác định giá đánh giá.

Ví dụ về TCĐG về mặt kỹ thuật theo phương pháp chấm điểm được nêu ở ví dụ 1, Phụ lục 2 Mẫu HSMT này.

2.2. TCĐG theo tiêu chí “đạt”, “không đạt”

Căn cứ tính chất của gói thầu mà xác định mức độ yêu cầu đối với từng nội dung. Đối với các nội dung yêu cầu cơ bản, chỉ sử dụng tiêu chí “đạt”, “không đạt”. Đối với các nội dung yêu cầu không cơ bản, ngoài tiêu chí “đạt”, “không đạt”, được áp dụng thêm tiêu chí “chấp nhận được” nhưng không được vượt quá 30% tổng số các nội dung yêu cầu trong TCĐG.

HSDT được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật khi có tất cả nội dung yêu cầu cơ bản đều được đánh giá là “đạt”, các nội dung yêu cầu không cơ bản được đánh giá là “đạt” hoặc “chấp nhận được”.

Ví dụ về TCĐG về mặt kỹ thuật theo tiêu chí “đạt”, “không đạt” được nêu ở ví dụ 2, Phụ lục 2 Mẫu HSMT này.
1 Trường hợp áp dụng tiêu chí “đạt/không đạt” thì xóa bỏ khoản này.

 
  • TAG :

Danh mục

Loading...