Hồ sơ mời thầu (HSMT) quy định trường hợp không có
bảo đảm dự thầu. Hoặc bảo đảm dự thầu không hợp lệ thì hồ sơ dự thầu (HSDT) sẽ bị loại bỏ và đây là một trong các điều kiện tiên quyết để loại bỏ HSDT. Bảo đảm dự thầu được thực hiện bằng biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc HSDT. Bảo đảm dự thầu được được thực hiện bằng biện pháp tiên quyết để loại bỏ HSDT. Bảo đảm dự thầu được thực hiện bằng biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc thư bảo lãnh của ngân hàng, được đánh giá là không hợp lệ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 23 Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 của Chính phủ (Nghị định 58/CP).
Nhà thầu A nộp HSDT với
bảo lãnh dự thầu đáp ứng các yêu cầu về tính hợp lệ nêu trong HSMT như trên, nhưng tên gói thầu nêu trong thư bảo lãnh của ngân hàng lại ghi là bảo lãnh dự thầu cho gói thầu xây lắp số 2 thuộc Dự án Y của tỉnh Hà Tĩnh”. Bên mời thầu đề nghị nhà thầu làm rõ HSDT và nhà thầu giải thích là do sơ suất khi chuẩn bị tại liệu để ngân hàng phát hành thư bảo lãnh, đã ghi nhầm tên gói thầu và đề nghị và đề nghị được bổ xung thư bảo lãnh khác với đầy đủ nội dung theo đúng yêu cầu của HSMT. Bên mời thầu. Bên mời thầu thấy băn khoăn trong việc đánh giá HSDT của nhà thầu A vì cho rằng nhà thầu có thực hiện bảo đảm dự thầu và lỗi lầm tên gói thầu trong bảo lãnh dự thầu không vi phạm vào các điều kiện tiên quyết trong HSMT.
Hỏi:
Nhà thầu A có được bổ sung bảo lãnh dự thầu khác không? Cần đánh giá hợp tính hợp lệ về bảo lãnh dự thầu của nhà thầu A như thế nào?
Trả lời:
Theo điểm b khoản 2 Điều 23 Nghị định 58/CP , HSMT phải bao gồm các điều kiện tiên quyết để loại bỏ HSDT, trong đó, có điều kiện về
bảo đảm dự thầu hoặc có bảo đảm dự thầu nhưng không hợp lệ thì HSDT sẽ bị loại.
Bảo đảm dự thầu được đánh giá là không hợp lệ khi có giá trị thấp hơn, không đúng đồng tiền quy định, thời gian hiệu lực ngắn hơn, không nộp theo địa chỉ và thời gian quy định trong HSMT, không đúng tên nhà thầu, không phải là bản gốc và không có chữ ký hợp lệ đối với thư bảo lãnh của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính.
Trong Mẫu HSMT xây lắp ban hành kèm theo Quyết định số 731/2008/QĐ- BKH ngày 10/6/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Mẫu số 15 về bảo lãnh dự thầu. Theo đó, trong bảo lãnh dự thầu phải điền đầy đủ các thông tin như nhà thầu tham dự, tên gói thầu, tên dự án, tên ngân hàng hoặc tổ chức tài chính, giá trị và hiệu lực của bảo lãnh dự thầu với các nội dung liên quan như trong Mẫu số 15 đã quy định. Việc ghi chính xác tên gói thầu trong thư bảo lãnh là để đảm bảo trách nhiệm tham dự thầu của nhà thầu đối với một gói thầu cụ thể. Nếu tên gói thầu trong thư bảo lãnh bị ghi “nhầm” từ gói thầu này sang gói thầu khác thì cũng tương đương với việc không có
bảo lãnh dự thầu vì bảo lãnh dự thầu như vậy là không phải cho gói thầu mà nhà thầu đang tham dự, nên không có giá trị pháp lý.
Đối với tình huống nêu trên, việc ghi nhầm tên gói thầu trong thư bảo lãnh từ “gói thầu xây lắp số 3 thuộc dự án X của thành phố Hà Nội thành ” gói thầu xây lắp số 2 thuộc Dự án Y của tỉnh Hà Tĩnh”.
thì bảo lãnh dự thầu này tuy không vi phạm vào các lỗi cụ thể đối với bảo lãnh dự thầu nêu trong HSMT (như về giá trị, loại tiền, địa chỉ và thời gian quy định, tên nhà thầu, bản gốc, chữ ký của bảo đảm dự thầu). Nhưng về mặt pháp lý, là không đáp ứng yêu cầu của HSMT và pháp luật đấu thầu nói chung vì được xem là không có bảo đảm dự thầu cho gói thầu đang tổ chức đấu thầu. Trong trường hợp này, nếu bên mời thầu cho nhà thầu làm rõ HSDT và nộp thư bảo lãnh khác với tên gói thầu đã được chuẩn xác lại theo đúng HSMT và đánh giá HSDT của nhà thầu A trên cơ sở bảo lãnh mới nộp thì sẽ vi phạm quy định tại Điều 36 Luật Đấu thầu về làm rõ HSDT, vì đã biến HSDT của nhà thầu A từ chỗ không có bảo lãnh dự thầu thành có bảo lãnh dự thầu.
Tuy nhiên, đối với “tên gói thầu”, bên mời thầu cần căn cứ vào các nội dung của HSMT, HSDT và
bảo đảm dự thầu liên quan đến tình huống đó để đánh giá về lỗi “tên gói thầu”. xem lỗi này thuộc loại nào (nghiêm trọng hay không nghiêm trọng), lỗi do đánh máy nhưng vẫn hiểu là bảo lãnh cho gói thầu đang xét thì có thể chấp nhận được vì như thì mới ràng buộc trách nhiệm nhà thầu được hay đã nhầm sang hẳn gói thầu khác như tình huống nêu trên, để qua đó đưa ra cách xử lý tình huống phù hợp nhất.
Trường hợp phải xử lý tình huống, chủ đầu tư cần báo cáo người có thẩm quyền xem xét quyết định theo Điều 70 Nghị định 58/CP trên cơ sở đảm bảo mục tiêu của công tác đầu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Loại tình huống “nhầm” tên gói thầu A sang gói thầu B, hạng mục C sang hạng mục D hoặc địa chỉ của A nhầm sang B .. là không hiếm xảy ra như tình huống nêu trên. Điều này cho thấy tính chuyên nghiệp của các nhà thầu đã đến lúc cần phải được báo động khi tham gia đấu thầu, khi “làm bài thi” và ở đây mới chỉ diễn ra trong quá trình “làm bài thi và chấm thi” mà với những nhà thầu chuyên nghiệp như vậy liệu có tin tưởng để trao hợp đồng cho thực hiện vì nếu thiều tính chuyên nghiệp thì sản phẩm, dịch vụ, công trình cần thực hiện liệu có bảo đảm được chất lượng.
Theo báo Đấu Thầu.