Xử lý tình huống trong đấu thầu

Hỏi:

Trong quá trình lựa chọn nhà thầu có rất nhiều tình huống phát sinh. Có tình huống thì đơn giản thường xảy ra nhưng có tình huống để xử lý là không đơn giản. Vậy đề nghị cho biết ai là người có thẩm quyền giải quyết các tình huống trong đấu thầu

Trả lời

Đúng như ý kiến của bạn nêu ra là trong công tác đấu thầu nói chung và trong quá trình lựa chọn nhà thầu nói riêng các tình huống rất đa dạng, đôi khi rất phức tạp. Việc xử lý tình huống đòi hỏi không chỉ nắm chắc các quy định trong Luật trong Nghị định mà còn đòi hỏi phải hiểu được cặn kẽ các nội dung liên quan tới cuộc thầu (như HSMT, TCĐG, HSDT, các giải thích, làm rõ của nhà thầu…) như vậy để giải quyết tình huống thì người trong cuộc (trực tiếp tham gia lựa chọn nhà thầu) có nhiều lợi nhuận hơn người không trực tiếp tham gia.

Đây có lẽ cũng là lý do để Luật số 38 điều chinh trách nhiện xử  lý tình huống trong đấu thầu. Trước đây trong Luật Đấu thầu ban hành năm 2005 (có hiệu lực thi hành từ 01/4/2006) tại Điều 60 quy định: Người có thẩm quyền (tức người quyết định đầu tư) “quyết định xử lý tình huống trng đấu thầu”. Nhưng trong Luật sô 38 (Điều 2) lại chuyển nhiệm vụ này từ Người có thẩm quyền sang chủ đầu tư. Theo đó, từ ngày 01/8/2009 (khi Luật số 38 có hiện lực thi hành) thì “chủ đầu tư là người quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu” và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Trong NĐ 85/CP (hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2009) đưa ra 14 tình huống cùng với cách xử lý (Điều 70). Đây được coi là các tình huống cơ bản. Do vậy, ở cuối Điều 70 NĐ85/CP quy định ngoài 14 trường hợp (tình huống) đã nêu, khi phát sinh tình huống thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định.

Tóm lại, đối với các tình huống trong đấu thầu thì theo các quy định hiện hành Chủ đầu tư có trách nhiệm đưa ra quyết định để xử lý, Tuy nhiên việc xử lý đó cần dựa vào Luật đấu thầu và các quy định liên quan nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu của Luật đấu thầu, tức là làm sao để việc xử lý đó được mọi người liên quan thừa nhận là công bằng, minh bạch, cạnh tranh và có hiệu quả.

 
  • TAG :

Danh mục

Loading...