Ba đơn vị xin đầu tư xây cầu Sài Gòn 2

  • 30 tháng 6, 2011
  • 1363 lượt xem
  • 0 bình luận
Có ba đơn vị đang cạnh tranh quyền đầu tư xây cầu và TP vẫn chưa có quyết định sau cùng.




 

UBND TP.HCM vừa có văn bản thay thế một văn bản đã ban hành trước đó hơn một tháng, hủy bỏ việc chấp thuận cho Công ty Cổ phần BOT cầu Phú Mỹ (nay là Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Phú Mỹ - PMC) là nhà đầu tư dự án xây cầu Sài Gòn 2. Điều này đồng nghĩa với việc tuyên bố của PMC trong năm 2010 sẽ khởi công xây cầu không còn giá trị.

Thay đổi vào “phút 89”

Đầu năm 2008, PMC đề xuất đầu tư xây cầu Sài Gòn 2 theo hình thức BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao) và được UBND TP chấp thuận. Giữa tháng 3-2008, PMC đã ký văn bản ghi nhớ đầu tư xây dựng cầu Sài Gòn 2 với đại diện UBND TP. Theo đó, trong vòng một năm, PMC được độc quyền nghiên cứu, hoàn tất nghiên cứu khả thi dự án. Trong thời gian này, UBND TP và Sở GTVT không đàm phán hay cung cấp thông tin về dự án cho bất kỳ đối tác nào khác. PMC tính toán việc thu hồi vốn đầu tư cầu Sài Gòn 2 được thực hiện bằng cách thu phí kể từ khi Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) kết thúc thu phí đường Điện Biên Phủ tại trạm thu phí xa lộ Hà Nội (nay dời về quận 9).

Đáng lưu ý trước khi ký thỏa thuận với PMC, TP đã chấp thuận cho CII thực hiện dự án mở rộng xa lộ Hà Nội. Do vậy, sau khi kết thúc thời gian thu phí đường Điện Biên Phủ (dự kiến vào năm 2013), CII sẽ tiếp tục thu phí để hoàn vốn cho việc mở rộng xa lộ Hà Nội. Khi CII tiếp tục thu phí thì hình thức đầu tư BOT xây cầu Sài Gòn 2 không còn khả thi do khoảng cách từ cầu Sài Gòn 2 đến trạm thu phí xa lộ Hà Nội chỉ vài kilomet, không thể dựng thêm một trạm thu phí.



Cầu Sài Gòn đang quá tải nhưng ngày khởi công xây cầu Sài Gòn 2 vẫn chưa được xác định. Ảnh: MP

Đây chính là mắc mứu lớn về tính khả thi của phương án hoàn vốn theo hình thức BOT ở dự án cầu Sài Gòn 2. Đến cuối tháng 6-2010, UBND TP mới “quyết” chuyển đổi đầu tư dự án này từ hình thức BOT sang BT (xây dựng-chuyển giao).

Tiếp tục dời ngày khởi công

Theo yêu cầu mới nhất của UBND TP.HCM, chủ đầu tư dự án cầu Sài Gòn 2 chưa chắc là PMC bởi hiện nay có PMC, CII và Tổng Công ty Xây dựng số 1 (CC1) cùng đề nghị được xây cầu. Yêu cầu này phù hợp với Nghị định 108/2009 về đầu tư theo hình thức BOT, BTO, BT. Bởi khi có từ hai nhà đầu tư trở lên cùng đề nghị thực hiện một dự án thì phải tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà đầu tư.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy TP đang lúng túng trong việc lựa chọn nhà đầu tư. Cụ thể, ngày 10-5, CC1 đã chính thức đề xuất TP cho CC1 nghiên cứu, xây dựng cầu Sài Gòn 2 theo hình thức BT. Nhưng sau khi có đề xuất của CC1, đến ngày 30-6, UBND TP vẫn chấp thuận cho PMC tiếp tục là chủ đầu tư dự án cầu Sài Gòn 2 theo hình thức BT, dù theo Nghị định 108/2009 trường hợp này phải xét thầu hoặc đấu thầu. Đến tháng 7-2010, CII cũng chính thức đề xuất đầu tư xây cầu Sài Gòn 2 theo hình thức BT và TP đã có văn bản thu hồi việc chấp thuận PMC làm chủ đầu tư xây cầu như đã đề cập.

Điều đáng nói là do TP chưa lựa chọn được nhà đầu tư nên cầu Sài Gòn 2 sẽ tiếp tục phải lùi ngày khởi công. Từ ngày chấp thuận chủ trương dự án cầu Sài Gòn 2 (cách nay ba năm), TP xác định đây là dự án cấp bách, cần nhanh chóng triển khai đưa vào khai thác nhằm chia sẻ áp lực giao thông đang đè nặng lên cầu Sài Gòn. Nhưng đến thời điểm này, chưa ai dám nói trước khi nào cầu Sài Gòn 2 mới được hoàn thành.







Xét thầu chọn chủ đầu tưCầu Sài Gòn 2 dự kiến nằm song song với cầu Sài Gòn về phía hạ nguồn, dài khoảng 1.500 m (cầu chính dài khoảng 995 m, rộng 23,5 m). Ngày khởi công xây cầu lần lượt được PMC xác định vào cuối năm 2008, rồi dời sang năm 2009, lại lùi đến tháng 4-2010 và gần đây nhất dự kiến khởi công trong tháng 9-2010.Tổng vốn đầu tư xây cầu được ba đơn vị trên đề xuất là 1.600 tỉ đồng (PMC) và khoảng 1.200 tỉ đồng (CC1 và CII đề xuất cùng giá). Theo Sở GTVT, TP sẽ đặt ra một số điều kiện kỹ thuật của dự án để các nhà đầu tư đề xuất tổng vốn đầu tư, thời hạn hoàn thành và nộp kín như hình thức đấu thầu hạn chế. Dựa vào các đề xuất này, TP sẽ lựa chọn hồ sơ đề xuất khả thi, cạnh tranh nhất về chất lượng, tiến độ và giá thành. Tổng vốn đầu tư của dự án sẽ không được tăng lên trong quá trình thực hiện dự án, trừ khi có một số sự kiện khách quan.


MINH PHONG



 
  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài nổi bật