Hình thức cấm tham gia hoạt động đấu thầu

HÌNH THỨC CẤM THAM GIA HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU

Tuỳ theo mức độ vi phạm mà áp dụng hình thức cấm tham gia hoạt động đấu thầu, cụ thể như sau:
1. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 6 tháng đến 1 năm đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 12 của Luật Đấu thầu;
b) Vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:
Tổ chức, cá nhân lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng trong đó nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá cụ thể trong hồ sơ mời thầu;
c) Cá nhân thuộc chủ đầu tư, bên mời thầu, tổ chuyên gia đấu thầu, tư vấn đấu thầu, cơ quan, tổ chức Thẩm định đấu thầu vi phạm quy định tại khoản 9 Điều 12 của Luật Đấu thầu;
d) Vi phạm quy định tại khoản 6 Điều 12 của Luật Đấu thầu;
đ) Vi phạm quy định tại khoản 7 Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:
Người quyết định đầu tư cho phép chia dự án thành các gói thầu trái với quy định tại khoản 4 Điều 6 của Luật Đấu thầu để thực hiện chỉ định thầu hoặc tạo cơ hội cho số ít nhà thầu tham dự thầu;
e) Vi phạm quy định tại khoản 8 Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:
Chủ đầu tư bên mời thầu chấp nhận và đề nghị trúng thầu đối với nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp hàng hoá, xây lắp cho gói thầu thuộc dự án mà nhà thầu này trước đó đã cung cấp dịch vụ tư vấn, trừ trường hợp đối với: gói thầu EPC, gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế và thi công, tổng thầu chìa khoá trao tay;
g) Vi phạm quy định tại khoản 10 Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:
Cá nhân trực tiếp tham gia tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thuộc chủ đầu tư, bên mời thầu, thành viên tổ chuyên gia đấu thầu, tư vấn đấu thầu, cá nhân trực tiếp tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu thuộc cơ quan, tổ chức thẩm định và người ký quyết định về kết quả lựa chọn nhà thầu không rút khỏi công việc được phân công khi người ký đơn dự thầu là người thân của mình (cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột);
h) Vi phạm quy định tại khoản 11 Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:
Tổ chức, cá nhân thuộc bên mời thầu, chủ đầu tư, kho bạc nhà nước, cơ quan quản lý tài chính, ngân hàng, cơ quan nghiệm thu gây khó khăn trong thủ tục cấp phát, thanh quyết toán theo hợp đồng đã ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu;
i) Vi phạm quy định tại khoản 13 Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:
- Cá nhân ký đơn dự thầu đối với các gói thầu thuộc dự án do cơ quan, tổ chức mà mình đã công tác trước đó trong thời hạn 1 năm, kể từ khi nhận được quyết định thôi công tác tại cơ quan, tổ chức đó;
- Quyết định trúng thầu đối với nhà thầu mà người ký đơn dự thầu tham gia đấu thầu gói thầu thuộc dự án của cơ quan, tổ chức mà người đó vừa nhận được quyết định thôi công tác chưa được 1 năm.
k) Vi phạm quy định tại khoản 16 Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:
Phê duyệt hình thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch đấu thầu không phải là hình thức đấu thầu rộng rãi khi không bảo đảm đủ điều kiện theo quy định từ Điều 19 đến Điều 24 của Luật Đấu thầu và Điều 100, Điều 101 của Luật Xây dựng;
l) Vi phạm quy định tại khoản 17 Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:
- Người quyết định đầu tư phê duyệt kế hoạch đấu thầu để cho phép tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn để thực hiện gói thầu chưa được xác định;
- Người quyết định đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu khi chưa có cam kết tín dụng trong trường hợp cho phép trong kế hoạch đấu thầu là nguồn vốn cho gói thầu do nhà thầu thu xếp.
2. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 1 năm đến 3 năm đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:
- Cá nhân sử dụng quyền, ảnh hưởng của mình buộc chủ đầu tư, bên mời thầu, tổ chuyên gia đấu thầu, tư vấn đấu thầu, cơ quan, tổ chức thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu đề xuất nhà thầu trúng thầu không phù hợp với yêu cần của hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá đã nêu trong hồ sơ mời thầu;
- Cá nhân trực tiếp đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu cố ý báo cáo sai hoặc không trung thực về các thông tin làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, ký kết, thực hiện hợp đồng;
- Nhà thầu cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong hồ sơ dự thầu làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, ký kết, thực hiện hợp đồng.
b) Vi phạm quy định tại khoản 14 Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:
- Nhà thầu sử dụng tên, chữ ký, con dấu của mình nhằm hợp pháp hoá hồ sơ dự thầu của mình tham gia đấu thầu hình thức nhằm phục vụ cho một nhà thầu khác trúng thầu;
- Nhà thầu cho nhà thầu khác sử dụng tên, chữ ký, con đấu của mình; nhà thầu sử dụng tên, chữ ký, con dấu của nhà thầu khác để tạo thành một liên danh tham gia đấu thầu, sau khi trúng thầu thì không thực hiện theo văn bản thoả thuận liên danh; trừ trường hợp hợp đồng có quy định khác;
- Nhà thầu chuyển nhượng từ 10% trở lên giá trị phải tự thực hiện (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) nêu trong hợp đồng đã ký cho nhà thầu khác, trừ trường hợp có lý do chính đáng được người quyết định đầu tư cho phép;
- Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc mà chưa được người quyết định đầu tư cho phép, trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ đã kê khai trong hợp đồng.
c) Vi phạm quy định tại khoản 15 Điều 12 của Luật Đấu thầu.
3. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 3 năm đến 5 năm đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật Đấu thầu;
b) Vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật Đấu thầu;
c) Vi phạm quy định tại khoản 12 Điều 12 của Luật Đấu thầu.
4. Tổ chức, cá nhân bị phạt cảnh cáo 5 lần liên tục sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong 6 tháng. Trường hợp tổ chức, cá nhân tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu cứ thêm 2 lần thì bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu tương ứng trong 1 năm, 2 năm, 3 năm.
  • TAG :

Danh mục

Loading...