Thời gian áp dụng mua sắm trực tiếp

Hỏi:

Tại 1 gói thầu mua sắp trực tiếp (MSTT), khi BMT trình kết quả lựa chọn nhà thầu thì chỉ còn 2 ngày là hết thời hạn theo quy định (6 tháng kể từ ngày ký hợp đồng gốc đến ngày có quyết định kết quả MSTT)

-          Nếu không kịp phê duyệt kết quả MSTT thì có phải ra quyết định hủy MSTT không?

-          Để tiếp tục mua sắm cần điều chỉnh KHĐT không?

-          Trong trường hợp này, nhà thầu đã nộp HSĐX có quyền kiến nghị không?

Trả lời:

Điều kiện áp dụng hình thức MSTT được quy định tại điều 21 Luật Đấu thầu và được quy định cchi tiết tại điaàu 42 NĐ 85/CP. Theo đó, thời hạn 6 tháng được tính từ khi ký kết hợp đồng gốc đến khi kết quả MSTT được phê duyệt. Để đảm bảo yêu cầu này thì các khâu phải được tiến hành đồng bộ từ việc tạo căn cứ pháp lý (xây dựng, thẩm định và duyệt KHĐT) đến giai đoạn thực hiện MSTT (lập, thẩm định (nếu có) và phê duyệt HSYC), tiếp đó là đánh giá HSĐX, thẩm định và phê duyệt kết quả MSTT của Chủ đầu tư.

Trong Luật, Nghị định không quy định trường hợp biệt lệ. Do vậy đối với tình huống của bạn, nếu không kịp phê duyệt kết quả MSTT trong thời gian quy định thì không được áp dụng mua sắm trực tiếp và toàn bộ công việc phải bắt đầu lại từ đầu.

Có nhiều phương án xử lý tiếp theo:

  1. Đề nghị áp dụng hình thức lựa chọn khác, phù hợp để trình người có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh KHĐT.

  2. Chờ kết quả từ 1 cuộc đấu thầu (thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc hạn chế), trên cơ sở đó đề nghị người có thẩm quyền cho phép áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp trong KHĐT để có cơ sở pháp lý cho việc thực hiện


Trong cả 2 phương án đều phải báo cáo rõ lý do vì sao không có được kết quả MSTT trong lần đầu tiên, các bài học kinh nghiệm và kể cả truy cứu trách nhiệm cho những bộ phận liên quan, nếu có.

Đối với hình thức MSTT, nhà thầu không bị yêu cầu nộp đảm bảo dự thầu (Điều 27 Luật đấu thầu), nội dung HSĐX cũng được yêu cầu đơn giản hơn nhiều so với khi chuẩn bị HSDT. Nói khác đi chi phí của nhà thầu tham gia MSTT là không lớn, ít ảnh hưởng tới lợi ích của mình nên tình huống nhà thàu nêu kiến nghị là khó xảy ra.

Các quy định trong Luật, nghị định đề luôn cứng nhắc vì vậy điều quan trọng là làm sao có được cách làm, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, lường trước phát sinh… của cán bộ làm công tác đấu thầu. Đê thực hiện đúng Luật ngoài việc tập huấn để nắm chắc quy định thì còn phải có sự chuẩn bị, tổ chức, sang tạo để không mâu  thuẫn với các quy định.

 
  • TAG :

Danh mục

Loading...