CHUẨN BỊ HỒ SƠ DỰ THẦUNgôn ngữ sử dụngHSDT cũng như tất cả văn bản, tài liệu trao đổi giữa bên mời thầu và nhà thầu liên quan đến việc đấu thầu phải được viết bằng ngôn ngữ như quy định trong BDL.
Nội dung HSDTHSDT do nhà thầu chuẩn bị phải bao gồm những nội dung sau:
1. Đơn dự thầu theo quy định tại Mục 11 Chương này;
2. Giá dự thầu và biểu giá theo quy định tại Mục 14 Chương này;
3. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu theo quy định tại Mục 16 Chương này;
4. Tài liệu chứng minh tính hợp lệ và sự phù hợp (đáp ứng) của vật tư, máy móc, thiết bị đưa vào xây lắp theo quy định tại Mục 3 Chương này;
5. Bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 17 Chương này;
6. Đề xuất về mặt kỹ thuật theo quy định tại Phần thứ hai của HSMT này, bao gồm cả phương án, biện pháp thi công tổng thể và biện pháp thi công chi tiết các hạng mục công trình (gồm bản vẽ và thuyết minh); sơ đồ tổ chức thi công, sơ đồ tổ chức quản lý, giám sát chất lượng, an toàn lao động của nhà thầu và biểu đồ tiến độ thực hiện hợp đồng; biểu đồ huy động nhân lực, thiết bị, máy móc và vật tư, vật liệu chính phục vụ thi công và các nội dung khác theo yêu cầu của HSMT.
7. Các nội dung khác quy định tại BDL.
Thay đổi tư cách tham gia đấu thầuTrường hợp nhà thầu cần thay đổi tư cách (tên) tham gia đấu thầu so với khi mua HSMT thì thực hiện theo quy định tại BDL.
Đơn dự thầu
Đơn dự thầu do nhà thầu chuẩn bị và phải được ghi đầy đủ theo Mẫu số 1 Chương IV, có chữ ký của người đại diện hợp pháp của nhà thầu (là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu hoặc người được ủy quyền kèm theo giấy ủy quyền hợp lệ theo Mẫu số 2 Chương IV). Trường hợp ủy quyền, nhà thầu gửi kèm theo các tài liệu, giấy tờ theo quy định trong BDL để chứng minh tư cách hợp lệ của người được ủy quyền. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký, trừ trường hợp trong văn bản thỏa thuận liên danh có quy định các thành viên trong liên danh thỏa thuận cho thành viên đứng đầu liên danh ký đơn dự thầu. Trường hợp từng thành viên liên danh có ủy quyền thì thực hiện như đối với nhà thầu độc lập.
Đề xuất phương án kỹ thuật thay thế trong HSDT1. Trừ trường hợp quy định tại BDL, đề xuất phương án kỹ thuật nêu trong HSDT (phương án thiết kế mới) thay thế cho phương án kỹ thuật nêu trong HSMT sẽ không được xem xét.
2. Khi nhà thầu đề xuất các phương án kỹ thuật thay thế vẫn phải chuẩn bị HSDT theo yêu cầu của HSMT (phương án chính). Ngoài ra, nhà thầu phải cung cấp tất cả các thông tin cần thiết bao gồm bản vẽ thi công, giá dự thầu đối với phương án thay thế trong đó bóc tách các chi phí cấu thành, quy cách kỹ thuật, biện pháp thi công và các nội dung liên quan khác đối với phương án thay thế. Phương án thay thế chỉ được xem xét đối với nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất theo phương án quy định trong HSMT.
Đề xuất biện pháp thi công trong HSDTTrừ các biện pháp thi công yêu cầu bắt buộc phải tuân thủ nêu trong HSMT, nhà thầu được đề xuất các biện pháp thi công cho các hạng mục công việc khác phù hợp với khả năng của mình và quy mô, tính chất của gói thầu nhưng phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật để hoàn thành công việc xây lắp theo thiết kế.
Giá dự thầu và biểu giá1. Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc HSDT sau khi trừ phần giảm giá (nếu có). Giá dự thầu của nhà thầu phải bao gồm toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu trên cơ sở yêu cầu về xây lắp nêu tại Phần thứ hai của HSMT này.
2. Nhà thầu phải ghi đơn giá và thành tiền cho các hạng mục công việc nêu trong Bảng tiên lượng theo Mẫu số 8A, 8B Chương IV. Đơn giá dự thầu phải bao gồm các yếu tố quy định tại BDL.
Trường hợp nhà thầu phát hiện tiên lượng chưa chính xác so với thiết kế, nhà thầu có thể thông báo cho bên mời thầu và lập một bảng chào giá riêng cho phần khối lượng sai khác này để chủ đầu tư xem xét. Nhà thầu không được tính toán phần khối lượng sai khác này vào giá dự thầu.
3. Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì có thể nộp cùng với HSDT hoặc nộp riêng song phải đảm bảo bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu. Trường hợp thư giảm giá nộp cùng với HSDT thì nhà thầu phải thông báo cho bên mời thầu trước hoặc tại thời điểm đóng thầu hoặc phải có bảng kê thành phần HSDT trong đó có thư giảm giá. Trong thư giảm giá cần nêu rõ nội dung và cách thức giảm giá vào các hạng mục cụ thể nêu trong Bảng tiên lượng. Trường hợp không nêu rõ cách thức giảm giá thì được hiểu là giảm đều theo tỷ lệ cho tất cả hạng mục nêu trong Bảng tiên lượng.
4. Trường hợp gói thầu được chia thành nhiều phần độc lập và cho phép dự thầu theo từng phần như quy định trong BDL thì nhà thầu có thể chào cho một hoặc nhiều phần của gói thầu. Nhà thầu cần chào đủ các hạng mục trong một hoặc nhiều phần của gói thầu mà mình tham dự.
5. Trường hợp tại BDL yêu cầu nhà thầu phân tích đơn giá dự thầu, nhà thầu phải ghi đầy đủ các thông tin phù hợp vào bảng Phân tích đơn giá dự thầu (lập theo Mẫu số 9A, 9B Chương IV), Bảng tính giá vật liệu trong đơn giá dự thầu (lập theo Mẫu số 10 Chương IV).
Đồng tiền dự thầuGiá dự thầu được chào bằng đồng tiền được quy định trong BDL.
Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu
1. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu:
a) Đối với nhà thầu độc lập, phải cung cấp các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của mình như quy định trong BDL.
b) Đối với nhà thầu liên danh, phải cung cấp các tài liệu sau đây:
- Các tài liệu nêu tại điểm a khoản này đối với từng thành viên trong liên danh;
- Văn bản thỏa thuận liên danh giữa các thành viên theo quy định tại khoản 2 Mục 2 Chương này.
2. Tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu:
a) Khả năng huy động máy móc thiết bị thi công được liệt kê theo Mẫu số 4 Chương IV; kê khai cán bộ chủ chốt điều hành thi công tại công trường theo Mẫu số 7A, 7B Chương IV; các hợp đồng đang thực hiện và các hợp đồng tương tự do nhà thầu thực hiện được liệt kê theo Mẫu số 11 và Mẫu số 12 Chương IV; kê khai tóm tắt về hoạt động của nhà thầu theo Mẫu số 13 Chương IV; năng lực tài chính của nhà thầu được liệt kê theo Mẫu số 14 Chương IV. Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu liên danh là tổng năng lực và kinh nghiệm của các thành viên trên cơ sở phạm vi công việc mà mỗi thành viên đảm nhận, trong đó từng thành viên phải chứng minh năng lực và kinh nghiệm của mình là đáp ứng yêu cầu của HSMT cho phần việc được phân công thực hiện trong liên danh.
b) Các tài liệu khác được quy định trong BDL.
3. Việc sử dụng lao động nước ngoài được quy định trong BDL.
Bảo đảm dự thầu1. Khi tham gia đấu thầu, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo quy định trong BDL. Trường hợp liên danh thì phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu theo một trong hai cách sau:
a) Từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện riêng rẽ bảo đảm dự thầu nhưng bảo đảm tổng giá trị không thấp hơn mức yêu cầu nêu tại khoản 1 Mục 17 BDL; nếu bảo đảm dự thầu của một thành viên trong liên danh được xác định là không hợp lệ thì hồ sơ dự thầu của liên danh đó sẽ bị loại theo điều kiện tiên quyết.
b) Các thành viên trong liên danh thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu cho cả liên danh. Trong trường hợp này, bảo đảm dự thầu có thể bao gồm tên của liên danh hoặc tên của thành viên chịu trách nhiệm thực hiện, biện pháp bảo đảm dự thầu cho cả liên danh nhưng đảm bảo tổng giá trị không thấp hơn mức yêu cầu nêu tại khoản 1 Mục 17 BDL.
2. Bảo đảm dự thầu được coi là không hợp lệ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: có giá trị thấp hơn, không đúng đồng tiền quy định, thời gian hiệu lực ngắn hơn, không nộp theo địa chỉ (tên và địa chỉ của bên mời thầu) và thời gian quy định trong HSMT, không đúng tên gói thầu, tên nhà thầu (đối với nhà thầu liên danh thì theo quy định tại khoản 1 Mục này), không phải là bản gốc và không có chữ ký hợp lệ (đối với thư bảo lãnh của ngân hàng, tổ chức tài chính).
3. Nhà thầu không trúng thầu sẽ được hoàn trả bảo đảm dự thầu trong thời gian quy định trong BDL. Đối với nhà thầu trúng thầu, bảo đảm dự thầu được hoàn trả sau khi nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.
4. Nhà thầu không được nhận lại bảo đảm dự thầu trong các trường hợp sau đây:
a) Rút HSDT sau khi đóng thầu mà HSDT vẫn còn hiệu lực;
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu mà không tiến hành hoặc từ chối tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng hoặc đã thương thảo, hoàn thiện xong nhưng từ chối ký hợp đồng mà không có lý do chính đáng;
c) Không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước khi ký hợp đồng hoặc trước khi hợp đồng có hiệu lực.
Trường hợp một thành viên trong liên danh vi phạm dẫn đến nhà thầu không được nhận lại bảo đảm dự thầu theo quy định tại khoản này thì tất cả thành viên trong liên danh đều bị tịch thu bảo đảm dự thầu.
. Thời gian có hiệu lực của HSDT1. Thời gian có hiệu lực của HSDT được tính từ thời điểm đóng thầu và phải đảm bảo như quy định trong BDL. HSDT có thời gian hiệu lực ngắn hơn so với quy định trong BDL là không hợp lệ và bị loại.
2. Bên mời thầu có thể gửi văn bản yêu cầu nhà thầu gia hạn thời gian có hiệu lực của HSDT một hoặc nhiều lần với tổng thời gian của tất cả các lần yêu cầu nhà thầu gia hạn không quá 30 ngày, đồng thời yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu. Nếu nhà thầu không chấp nhận việc gia hạn thì HSDT của nhà thầu này không được xem xét tiếp và trong trường hợp này nhà thầu được nhận lại bảo đảm dự thầu.
. Quy cách của HSDT và chữ ký trong HSDT1. Nhà thầu phải chuẩn bị một bản gốc và một số bản chụp HSDT được quy định trong BDL và ghi rõ “bản gốc” và “bản chụp” tương ứng. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và phù hợp giữa bản chụp và bản gốc. Trong quá trình đánh giá, nếu bên mời thầu phát hiện bản chụp có lỗi kỹ thuật như chụp nhòe, không rõ chữ, chụp thiếu trang hoặc các lỗi khác thì lấy nội dung của bản gốc làm cơ sở. Trường hợp bản chụp có nội dung sai khác so với bản gốc thì tùy theo mức độ sai khác, bên mời thầu sẽ quyết định xử lý cho phù hợp, chẳng hạn sai khác đó là không cơ bản, không làm thay đổi bản chất của HSDT thì được coi là lỗi chấp nhận được; nhưng nếu sai khác đó làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT so với bản gốc thì bị coi là gian lận, HSDT sẽ bị loại, đồng thời nhà thầu sẽ bị xử lý theo quy định tại Mục 39 Chương này.
2. HSDT phải được đánh máy, in bằng mực không tẩy được, đánh số trang theo thứ tự liên tục. Đơn dự thầu, thư giảm giá (nếu có), các văn bản bổ sung, làm rõ HSDT, biểu giá và các biểu mẫu khác tại Chương IV yêu cầu đại diện hợp pháp của nhà thầu ký.
3. Những chữ viết chen giữa, tẩy xóa hoặc viết đè lên bản đánh máy chỉ có giá trị khi có chữ ký (của người ký đơn dự thầu) ở bên cạnh và được đóng dấu (nếu có)