Một bên mời thầu (BMT) có văn bản hỏi Cục Quản lý Đấu thầu về việc đánh giá tính độc lập giữa nhà thầu (NT)tư vấn và NT thàm gia đấu thầu gói thầu xây lắp X do mình tổ chức.
Tình huống như sau: Hồ sơ mời thầu (HSMT) gói thầu X , tại mục Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu, quy định: Nhà thầu tham gia đấu thầu xây lắp phải độc lập về tổ chức và tài chính với nhà thầu thiết kế, lập HSMT, đánh giá hồ sơ dự thầu ( HSMT) giám sát thi công. Công ty A là một trong số các nhà thầu tham gia đấu thầu gói thầu X do công ty B là tư vấn thiết kế kỹ thuật. Công ty A và công ty B có cùng chủ tịch hội đồng quản trị. Công ty A( theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).
Hỏi:
Đánh giá thế nào về tính độc lập giữa nhà thầu A và nhà thầu B? Nếu xác định nhà thầu A được tham gia đấu thầu thì có bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu không?
Giải đáp thắc mắc của BMT này như sau:
Luật đấu thầu ( điều 28 ) quy định: ” Việc đánh giá HSMT phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá HSMT và các yêu cầu khác trong HSMT” Luật đấu thầu không quy định cụ thể về tính độc lập giữa nhà thầu đã lập thiết kế của gói thầu với nhà thầu tham gia đấu thầu gói thầu đó.
Khi đánh giá tính độc lập của các nhà thầu tham dự thầu, bên mời thầu phải căn cứ vào yêu cầu của HSMT và tiêu chuẩn đánh giá trong HSMT để xác định loại bỏ hay chấp thuận đối với từng HSMT. Theo hướng dẫn tại Nghị định 58/2008/ NĐ-CP ngày 05/5/2008 của Chính phủ ( Điều 3 khoản 2) nhà thầu tư vấn lập HSMT, đánh giá HSMT và nhà thầu tham gia đấu thầu được coi là độc lập về tổ chức , tài chính và không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý nếu thỏa mãn hai điều kiện:
Không cùng thuộc một cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân ra quyết định thành lập, trừ nhà thầu là doanh nghiệp đã chuyển đổi và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2005.
Không có cổ phần hoặc góp vốn trên 30% của nhau. Trở lại tình huống nêu trên, nhà thầu A và nhà thầu B tuy về hình thức là có tư cách pháp nhân riêng biệt nhưng về bản chất là cùng một chủ tịch hội đồng quản trị – người quản lý doanh nghiệp và đại diện theo pháp luật của cả hai công ty. Mặt khác, tuy nhà thầu B không trực tiếp lập HSMT nhưng đã tham gia một cách gián tiếp vì là đơn vị thiết kế kỹ thuật cho gói thầu nói trên. Do đó, trường hợp nói trên dễ dẫn tới mâu thuẫn lợi ích, làm giảm tính cạnh tranh do không thật sự độc lập về tổ chức và tài chính.
Việc đánh giá tính độc lập về tổ chức và tài chính giữa nhà thầu A và nhà thầu B nêu trên là tình huống trong đấu thầu ( Luật Đấu thầu và nghị định hướng dẫn không quy định chi tiết nội dung này). Người có thẩm quyền, căn cứ vào tình hình thực tế củ dự án, gói thầu, chịu trách nhiệm xem xét, quyết định xử lý trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế nêu tại Điều 70 của Luật Đấu thầu.