Đấu thầu là gì?
Theo Từ điển tiếng Việt, đấu thầu được hiểu là đọ công khai, ai nhận làm, nhận bán với điều kiện tốt nhất thì được giao cho làm hoặc được bán hàng.
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế (theo khoản 12 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013 sửa đổi tại Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020).
Hình thức và phương thức đấu thầu
Hình thức lựa chọn nhà thầu dựa trên số lượng nhà thầu tham gia đấu thầu để phân chia. Có 7 hình thức đấu thầu:
Đấu thầu rộng rãi : Đây là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia.
Đấu thầu hạn chế : Bên mời thầu mời một số nhà thầu có đủ năng lực tham dự đấu thầu. Tuỳ theo quy định của mỗi nước mà số nhà thầu tối thiểu được mời là bao nhiêu. Theo quy chế Đấu thầu của Việt nam thì số nhà thầu tối thiểu là 5.
Chỉ định thầu : Đây là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng.
Chào hàng cạnh tranh.
Mua sắm trực tiếp.
Tự thực hiện : Hình thức này áp dụng đối với các gói thầu mà chủ đầu tư có đủ năng lực thực hiện.
Mua sắm đặc biệt.
Trong đấu thầu có 3 phương thức đấu thầu, dựa vào cách thức nộp hồ sơ để phân chia:
Phương thức một túi hồ sơ.
Phương thức hai túi hồ sơ.
Phương thức hai giai đoạn.
Loại hình đấu thầu
Đấu thầu có 4 loại hình, phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng mua bán để phân chia:
Đấu thầu tuyển chọn tư vấn.
Đấu thầu xây lắp.
Đấu thầu mua sắm hàng hóa và các dịch vụ khác.
Đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án.
Trong phạm vi đề tà này, tôi chỉ xin đi sâu vào tìm hiểu loại hình đấu thầu xây lắp và cụ thể là đấu thầu xây lắp Quốc tế.