“Thư giảm giá” một vấn đề sống còn và khó lường trong thực tế Đấu thầu

Em không thấy trong Luật Đấu thầu và Nghị định hướng dẫn nói về khái niệm ”Thư giảm giá”. Em không hiểu về thư giảm giá trong HSMT và trong HSDT như thế nào cho hợp lý? Mong anh( chị ) giải thích về khái niệm và tác dụng của thư giảm giá trong thực tế đấu thầu là như thế nào giùm em?

Xin được trả lời thắc mắc của bạn như  sau:

Đấu thầu là một cuộc đấu trí (chủ yếu về giá) giữa các nhà thầu dựa vào đề bài là Hồ sơ mời thầu. Nếu như trong quá trình xác định giá của hồ sơ dự thầu, người lập giá dự thầu cho các công việc một cách chính tắc và sau đó sẽ cho ra đáp số về giá dự thầu dựa trên khối lượng mời thầu và đơn giá khả thi của từng loại vật tư mà nhà thầu có thể bảo đảm.

Với những công tác cố định như thế để xác định được giá dự thầu thì sự chênh lệch giá giữa các nhà thầu sẽ không nhiều, sự nổi trội ấn tượng về giá không cao bởi vì đơn giá, giá vật tư mà các nhà thầu áp vào thường không có sự chênh lệch lớn. Điều hơn kém giữa các nhà thầu ở đây là năng lực triển khai thi công, kinh nghiệm của từng nhà thầu sẽ khác nhau nhiều, điều này làm ảnh hưởng lớn đến giá bỏ thầu của mỗi HSDT. Điều đó được các nhà thầu gói gọn trong “THƯ GIẢM GIÁ”.

Thư giảm giá là do nhà thầu tự đưa ra mức giảm giá (hoặc giá trị giảm giá) so với giá dự thầu đã tính toán theo những “mức chuẩn” (chuẩn của nhà thầu, của nhà nước hay của Hồ sơ mời thầu quy định..). Trong thư giảm giá phải nêu và phân tích những lý do giảm giá. Thư giảm giá hợp lệ trước hết phải do người đứng đầu tổ chức doanh nghiệp được pháp luật thừa nhận ký tên và đóng dấu tất nhiên trước ngày nộp thầu. Thứ hai phải đáp ứng tất cả các quy định nếu có trong Hồ sơ mời thầu về nội dung thư giảm giá. (Nếu uỷ quyền phải là uỷ quyền hợp pháp theo quy định pháp luật). Thư giảm giá không có quy định nào hướng dẫn mà do “thực tế cuộc sống” sinh ra. Nó thuận tiện bởi nhiều lẽ:

1. Đảm bảo bí mật về giá bỏ thầu của nhà thầu: giá trị dự thầu bằng thư giảm giá chỉ có người ký mới biết (giám đốc). Người lập dự toán đấu thầu không thể biết.

2. Giảm chi phí cho từng loại công việc là rất khó giải thích được thấu đáo hợp lý, đặc biệt là trên thực tế thời gian chuẩn bị HSDT ngắn và  thực sự đấu thầu là một cuộc cạnh tranh khốc liệt.

3. Thư giảm giá là công cụ hữu ích, là “bí kíp” rất linh hoạt mà không thể bị phát hiện để giá dự thầu là thấp nhất và sát giá đối thủ cận kề.

4. Thư giảm giá là một vấn đề tế nhị.

Bởi vậy thư giảm giá là không thể thiếu trong đấu thầu. Nhưng như thế nào là hợp lệ (kể về mặt pháp lý lẫn nội dung) là do Hồ sơ mời thầu quy định. Phụ thuộc vào trình độ của người lập Hồ sơ mời thầu và hoàn toàn không có văn bản nào quy định. Bản chất của thư giảm giá rất đơn giản nhưng lại chứa đựng nhiều nội dung vô cùng quan trọng, thậm chí mang tính quyết định để giúp nhà thầu thắng thầu.
  • TAG :

Danh mục

Loading...