Đồng tiền chào thầu và đồng tiền thanh toán

Trong một gói thầu EPC được tổ chức rộng rãi đấu thầu quốc tế cho dự án đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất công nghịêp, Hồ sơ mời thầu (HSMT) quy định về đồng tiền dự thầu tại Bảng dữ liệu (BDL) là đô la Mỹ (USD) và đồng tiền Việt Nam (VNĐ) và phải thực hiện theo nguyên tắc sau:

Đối với những công việc, dịch vụ thực hiện tại Việt Nam thì chào hàng bằng VNĐ.

Đối với những công việc, dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam thì chào bằng USD.

Tuy nhiên, mẫu hợp đồng trong HSMT lại quy định về đồng tiền thanh toán như sau: “Trường hợp thanh toán bằng ngoại tệ cho nhà thầu phụ trong nước, Chủ đầu tư sẽ thanh toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá liên ngân hàng công bố tại thời điểm thanh toán”.

Bên cạnh đó, do được tổ chức đấu thầu rộng rãi quốc tế nên HSMT được thể hiện bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh, song trong HSMT lại quy định: “Trong trường hợp giữa hai bản tiếng Việt và tiếng Anh có sự khác biệt thì lấy bản tiếng Việt làm chuẩn”. Xét theo quy định này thì trong HSMT bản tiếng Anh tại BDL về điều kiện tiên quyết là “HSDT của nhà thầu sẽ bị loại, nếu nhà thầu đề xuất đồng tiền không có hiệu lựcđồng tiền chào giá không đúng quy định”. Trong khi đó, HSMT lại không đưa ra định nghĩa cho cụm từ“Invalid currency” và đồng tiền chào giá không đúng quy định”. (Invalid currency)”. Tuy nhiên, bản tiếng Việt tại BDL về điều kiện tiên quyết lại quy định “HSDT của nhà thầu sẽ bị loại, nếu nhà thầu đề xuất

 

Hỏi:

Nếu nhà thầu chào bằng USD đối với phần công việc, dịch vụ thực hiện trong nước, thì có bị vi phạm vào điều kiện tiên quyết hay không?

Trả lời:

Trước hết cần phải thống nhất rằng, các quy định của HSMT phải phù hợp với các quy định của pháp luật về đấu thầu. Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Đấu thầu về nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu, việc đánh giá HSDT phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá HSDT và các yêu cầu khác trong HSMT để đảm bảo lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu. Nếu theo quy định tại HSMT của gói thầu trên thì được hiểu là nhà thầu được chào bằng USD đối với phần công việc, dịch vụ được thực hiện trong nước. Theo đó, có 2 vấn đề cần bàn ở đây là “ngôn ngữ trong đấu thầu” và “đồng tiền dự thầu”.

Về ngôn ngữ trong đấu thầu, theo quy định tại Điều 16 Luật đấu thầu về ngôn ngữ trong đấu thầu và được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 01/2010/TT – BKH ngày 06/01/2010 tại Mục 8 (Phần thứ nhất - Chỉ dẫn đối với nhà thầu: Chương I), “đối với đấu thầu quốc tế, trường hợp HSMT bằng tiếng Anh thì ghi “tiếng Anh”, HSMT bằng tiếng Anh và tiếng Việt thì quy định “nhà thầu có thể lựa chọn tiếng Anh hoặc tiếng Việt để lập HSDT căn cứ vào nội dung của bản HSMT bằng tiếng Anh”.

Như vậy, việc HSMT của gói thầu FPC này quy định “trong trường hợp giữa hai bản tiếng Anh và tiếng Việt có sự khác biệt thì lấy bản tiếng Việt làm chuẩn” là không phù hợp với các quy định kể trên của pháp luật về đấu thầu. Theo đó, trong trường hợp có sự khác biệt giữa bản tiếng Việt và bản tiếng Anh của HSMT thì phải lấy tiếng Anh làm chuẩn. Quy định về điều kiện tiên quyết của bản tiếng Anh là HSDT sẽ bị loại nếu chào đồng tiền không có hiệu lực (Invalid currency), do đó, bất kỳ nhà thầu nào chỉ cần chào một trong hai loại đồng tiền được quy định trong HSMT là USD hoặc VNĐ thì đều được coi là phù hợp.

Còn về đồng tiền dự thầu, tại Điều 15 Luật Đấu thầu và tại khoản 3 của Điều này quy định: “các loại chi phí trong nước phải được chào thầu bằng đồng Việt Nam”. Theo đó, việc HSMT có quy định “chi phí phát sinh ở nước ngoài được chào bằng USD và chi phí phát sinh trong nước phải chào bằng VNĐ” là phù hợp với quy định nói trên của Luật Đấu thầu. Một nguyên tắc là các nội dung quy định khác trong HSMT phải thống nhất với nội dung đã quy định này, song trong phần Mẫu hợp đồng của HSMT lại quy định về đồng tiền thanh toán theo cách: “Trường hợp thanh toán bằng ngoại tệ cho nhà thầu phụ trong nước thì chủ đầu tư sẽ thanh toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá liên ngân hàng công bố tại thời điểm thanh toán”.

Như vậy, nếu hiểu theo quy định này, nhà thầu có thể chào tất cả các chi phí, kể cả phát sinh trong nước, bằng USD, vì đơn giản là sau khi được trúng thầu thì khi cần thanh toán chỉ cần chuyển đổi giữa USD và VNĐ để thanh toán cho các chi phí phát sinh trong nước theo tỷ giá liên ngân hàng tại thời điểm thanh toán. Vì vậy, nếu nhà thầu chào thầu hoàn toàn bằng USD thì HSDT của họ cũng được coi là phù hợp.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, nếu cứ hiểu theo quy định về điều kiện thanh toán mà chào thầu bằng USD thì HSDT của nhà thầu sẽ bị loại theo điều kiện tiên quyết với nội dung của bản tiếng Việt; nhưng theo bản tiếng Anh thì sẽ không bị loại. Cách làm đó sẽ giống như “cái bẫy” đối với nhà thầu và sẽ không bảo đảm nguyên tắc “công bằng, minh bạch và cạnh tranh trong đấu thầu” và từ đó rất có thể tính “hiệu quả” của cuộc thầu này sẽ không được bảo đảm như dự kiến.

Tóm lại, từ quy định về ngôn ngữ trong đấu thầu không phù hợp với với quy định của pháp luật, cộng với việc quy định không nhất quán giữa đồng tiền dự thầu và đồng tiền thanh toán có thể gây ra nhiều cách hiểu khác nhau, thậm chí là sự tranh cãi giữa các bên (giữa thành viên tổ chuyên gia đấu thầu, giữa các nhà thầu, hoặc sự khiếu nại, kiến nghị giữa các nhà thầu đối với bên mời thầu, chủ đầu tư) gây ra sự chậm trễ, kéo dài thời gian tổ chức đấu thầu.

Nguồn: Báo Đấu thầu

 
  • TAG :

Danh mục

Loading...