Hỏi:
Giá trị đảm bảo dự thầu trong HSMT được xác định căn cứ giá gói thầu trong KHĐT. Giá dự toán của gói thầu được duyệt sau đó có giá trị thấp hơn giá gói thầu
BMT tự điều chỉnh giá trị đảm báo dự thầu theo giá dự toán của gói thầu rồi phát hành HSMT
Việc điều chính trên của BMT đúng hay sai?
Trả lời:
Tình huống mà bạn nêu ra được hiểu là thuộc gói thầu xây lắp. Nói chung điều kiện phát hành HSMT phải căn cứ vào Điều 25 Luật Đấu thầu nghĩa là khi có đủ các điều kiện sau:
- KHĐT được duyệt (với các nội dung theo quy định tại Điều 6 Luật Đấu thầu và từ Điều 9 đến Điều 12 NĐ 85/CP).
- HSMT được duyệt (trên cơ sở HSMT được lập đã được thẩm định và tuân thủ theo Mẫu HSMT do Bộ KH& ĐT ban hành)
- Thông báo mời thầu (đấu thầu rộng rãi) hoặc danh sách nhà thầu được mời tham gia đấu thầu (vượt qua bước sơ tuyển hoặc đấu thầu hạn chế) đã được đăng tải trên Báo Đấu thầu (nếu gói thầu thuộc đối tượng phải đăng trên báo này).
Tuy nhiên đối với gói XL, tại Điều 23 NĐ 85/CP yêu cầu khi lập HSMT thì phải có “Tài liệu về thiết kế kèm theo dự toán dược duyệt”.
Trong trường hợp giá gói thầu (đối với gói XL) duyệt trong KHĐT tại thời điểm chưa có dự toán thì dự toán được duyệt sau đó sẽ thay thế giá gói thầu (dù dự toán cao hơn hay thấp hơn giá gói thầu) mà không cần tiến hành thủ tục điều chỉnh giá gói thầu trong KHĐT đã duyệt. Trừ khi việc thay thế này làm vượt tổng mức đầu tư thì phải tiến hành điều chỉnh tổng mức đầu tư theo quy định của pháp luật (theo Điều 70 khoản 2 NĐ 85/CP).
Trở lại tình huống của bạn thì thấy rằng dự toán được duyệt sau đó thấp hơn giá gói thầu đã duyệt trong KHĐT và nó thay thế giá gói thầu để làm căn cứ cho việc xem xét kết quả đấu thầu.
Theo Điều 27 Luật Đấu thầu, giá trị đảm bảo dự thầu được quy định trong HSMT theo một mức xác định tùy thuộc gói cụ thể nhưng không vượt quá 3% giá gói thầu (trong trường hợp đang đề cập thì giá gói thầu là dự toán)
Căn cứ quy trình thực hiện thì người lập HSMT phải xác định mức tiền của đảm bảo dự thầu để đưa vào HSMT rồi trên cơ sở đó HSMT mới được thẩm định và chủ đầu tư phê duyệt để phát hành. Tuy nhiên mức tiền đảm bảo dự thầu là có thể du di tùy thuộc vào gói thầu cụ thể miễn là không vượt 3% giá gói thầu (dự toán). Vì có sự khác nhau giữa giá gói thầu ban đầu và dự toán duyệt sau đó nên trong tình huống này sẽ xảy ra 2 trường hợp:
TH1: Sau khi có dự toán được duyệt mới hoàn thiện HSMT để chuyển thẩm định rồi phê duyệt. Đối với trường hợp này việc thực hiện là theo đúng trình tự nên không có gì cần bàn
TH2: Lúc thẩm định vẫn chưa duyệt dự toán thì đơn vị thẩ định có thể châm chước nhưng lưu ý BMT cần bổ xung mức tiền bảo đảm dự thầu khi có dự toán được duyệt theo quy định rồi mới trình chủ đầu tư phê duyệt để phát hành.
Như vậy không thể có trường hợp chủ đầu tư duyệt HSMT để phát hành mà nội dung về đảm bảo dự thầu còn chưa được điền. Cũng có thể xảy ra trường hợp chủa đầu tư duyệt HSMT nhưng lại cho phép BMT tự chịu trách nhiệm điền mức tiền đảm bảo dự thầu trong HSMT căn cứ dự toán. Nếu điều này xảy ra thì việc BMT điều chỉnh đảm bảo dự thầu theo dự toán được duyệt là có cơ sở. Còn nếu không được phép của Chủ đầu tư mà BMT muốn thay đổi trị giá đảm bảo dự thầu trong HSMT đã được thì BMT phải báo cáo người duyệt HSMT là Chủ đầu tư. Mặc dù việc này chỉ là thủ tục hành chính.
Qua tình huống của bạn cho thấy hình như quy trình (quy định tại Điều 23 NĐ 85/CP) là Chủ đầu tư phê duyệt HSMT trên cơ sở báo cáo thẩm định của cơ quan, tổ chức thẩm định vẫn chưa được tuân thủ hoặc có thể Chủ đầu tư phê duyệt HSMT khi nó còn dang dở, chưa hoàn chỉnh, còn có nội dung bỏ trông. Việc tiết kiệm thời gian là cần thiết nhưng duyệt HSMT khi còn chưa đầy đủ, còn thiếu một vài nội dung trong một số TH có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc/.