Hỏi:
Về các thời gian trong KHĐT có phải ghi thời điểm cụ thể để bắt đầu và kết thúc không (ghi rõ tháng/quý và số ngày)?
Ví dụ: thời gian lựa chọn nhà thầu là 70 ngày kể từ ngày phát hành HSMT trong tháng 8 đến tháng 10/2010
Trả lời:
Thời gian trong đấu thầu được đề cập tại nhiều Điều trong Luật và NĐ 85/CP (chẳng hạn Điều 31 Luật Đấu thầu, Điều 8, Điều 10, Điều 33,.. NĐ 85/CP
Tại Điều 10 NĐ85/CP quy định về “thời gian lựa chọn nhà thầu” trong KHĐT. Theo đó có 2 nội dung:
- Thời gian bắt đầu tổ chức thực hiện việc lựa chọn nhà thầu (tính từ thời gian phát hành HSMT (HSYC) hoặc tính từ thời gian phát hành HS mời sơ tuyển, hồ sơ quan tâm (nếu áo dụng đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển, mời quan tâm)
- Khoảng thời gian kể từ lúc bắt đầu tổ chức thực hiện việc lựa chọn nhà thầu (trường hợp không có sơ tuyển, mời quan tâm) tới khi ký được hợp đồng bao gồm:
+ Thời gian dành cho nhà thầu chuẩn bị HSDT (tối thiểu 15 ngày đối với đấu thầu trong nước, tối thiểu 30 ngày đối với gói thầu quốc tế, tối thiểu 10 ngày đối với gói thầu quy mô nhỏ), căn cứ Điều 31 Luật đấu thầu và Điều 33 NĐ 85/ CP.
+ Thời gian đánh giá HSDT tính từ ngày mở thầu đến khi BMT có báo cáo kết quả đánh giá HSDT trình chủ đầu tư xem xét, phê duyệt (tối đa 45 ngày đối với đấu thầu trong nước, tối đa 60 ngày đối với gói thầu quốc tế, tối đa 20 ngày đối với gói thầu quy mô nhỏ) căn cứ Điều 31 Luật Đấu thầu và Điều 33 NĐ 85/CP
+ Thời gian thẩm định kết quả đánh giá HSDT (tối đa 20 ngày, trường hợp kết quả lựa chọn nhà thầu trình thủ tướng chính phủ thì tối đa 30 ngày), căn cứ Điều 31 Luật đấu thầu
+ Thời gian để Chủ đầu tư xem xét, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu (tối thiểu 10 ngày), căn cứ Điều 8 NDD85 /CP
+ Thời gian để mời nhà thầu trúng thầu vào thương thảo, hoàn thiện hợp đồng (dự kiến)
Ngoài các thời gian được liệt kê nêu trên còn phải tính tới thời gian thẩm định, phê duyệt HSMT (hoặc HSYC), thời gian xử lý tình huống phát sinh (ví dụ: cần kéo dài thời gian do số lượng HS nộp ít hơn 3 tại thời điểm cuối cùng nộp hồ sơ), do Chủ đầu tư yêu cầu xem xét lại báo cáo kết quả đánh giá HSDT, hoặc khi người có thẩm quyền yêu cầu tạm dừng để xử lý kiến nghị, sự kéo dài của việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng…
Tóm lại, thời gian thuộc điểm b) chỉ là ước tính, nhưng cần lường trước những phát sinh tùy theo sự đánh giá về tính phức tạp của gói thầu.
Như vậy thời gian lựa chọn nhà thầu trong KHĐT có thể ghi như sau:
- Thời gian bắt đầu thựa hiện: Quý IV (hoặc tháng 11/2010);
- Thời gian lựa chọn nhà thầu: 150 ngày (tuy nhiên do trong NĐ 85/CP tại Điều 10 và phụ lục 1 đều không quy định phải ghi ngày bắt đầu và ngày kết thúc nên có thể ghi từ tháng này tới tháng khác cho linh hoạt, Điều quan trọng là ý nghĩa của từng con số về thời gian trong KHĐT cần được hiểu như nêu trên