Hỏi: Hình thức chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa rất phổ biến. Ngoài nội dung khác nhau giữa HSMT và HSYC về vấn đề nêu nhãn hiệu và xuất xứ hàng hóa thì cần phải lưu ý những nội dung gì trng HSYC? Trả lời: Giữa HSMT và HSYC có sự giống nhau và khác nhau. Định nghĩa về HSMT nêu ở Điều 4 khoản 24 Luật đấu thầu, theo đó HSMT chỉ dùng cho 2 hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế. Còn HSYC là tài liệu dùng cho các hình thức lựa chọn nhà thầu còn lại (Điều 2 khoản 2 NĐ 85/CP). HSMT và HSDT đều là tài liệu thể hiện các yêu cầu cho 1 gói thầu, là căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị HSDT hoặc HSĐX, là căn cứ để BMT xem xét, đánh giá và cũng là căn cứ để 2 bên (chủ đầu tư và Nhà thầu được lựa chọn) ký kết HĐ. Để đạt được các mục tiêu trong đấu thầu thì tại Điều 12, Khoản 5 Luật Đấu thầu quy định không được nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa cụ thể trong HSMT. Điều đó có nghĩa là trong tài liệu nào đó, không phải là HSMT. Điều đó có nghĩa là trong tài liệu nào đó không phải HSMT thì không bị cấm nêu. Ngoài nội dung này, giữa 2 loại hồ sơ (mời thầu và yêu cầu) còn 1 số nội dung khác nhau. 1. Về năng lực, kinh nghiệm Trong HSMT thì yêu cầu này thuộc điều kiện tiên quyết mà Nhà thầu không đáp ứng được thì HSDT sẽ bị loại bỏ bởi lẽ sản phẩm yêu cầu trong HSMT thường có giá trị lớn và chưa có sẵn. Còn trong HSYC (cho chào hàng cạnh tranh) thì hàng hóa đang có sẵn do đó không cần yêu cầu về kinh nghiệm của Nhà thầu, có chăng chỉ cần yêu cầu năng lực cung cấp hàng hóa hoặc bảo hành, bảo trì sau bán hàng. 2. Về TCĐG để so sánh xếp hạng Nhà thầu. Thường đối với các yêu cầu trong HSMT (chẳng hạn đối với MSHH) thì các Nhà thầu có thể đáp ứng theo nhiều cách khác nhau kèm theo những lợi thế và bất lợi tương ứng tùy thuộc khả năng của từng Nhà thầu. Do vậy trong đánh giá HSDT (gói MSHH trừ quy mô nhỏ) yêu cầu phải dùng giá đánh giá (được định nghĩa tại Điều 4 Khoản 30 Luật Đấu thầu, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 38, Điều 24 NĐ 85/CP), còn trong chào hàng cạnh tranh (áp dụng để mua sắm các hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng nên khi đánh giá các chào hàng không sử dụng giá đánh giá, còn TCĐG về mặt kỹ thuật chỉ dùng tiêu chí “đạt/ không đạt” (Mẫu HSYC chào hàng cạnh tranh ban hành kemf theo TT11/BKH, ngày 1/8/2010 của Bộ KH&ĐT). 3. Về đảm bảo dự thầu Trong HSMT mua sắm HH thì đây là 1 yêu cầu thuộc điều kiện tiên quyết, còn trong HSYC chào hàng cạnh tranh thì không nên yêu cầu này. 4. Về thời gian Đối với HSMT (trừ quy mô nhỏ) thì sau khi thông báo mời thầu ít nhất 10 ngày mới được phát hành, nhưng đối với chào hàng cạnh tranh thì HSYC (HS chào hàng) được phát cho nhà thầu quan tâm ngày từ đầu tiên thông báo mời chào hàng. Thời gian để nhà thầu chuẩn bị HSDT tối thiểu là phải 15 ngày (đấu thầu trong nước, không phải quy mô nhỏ), nhưng đối với chào hàng cạnh tranh thì cho phép thời gian tối thiểu để nhà thầu chuẩn bị HSĐX (báo giá) là 5 ngày. 5. Về cách nộp HS Đối với đấu thầu thì nhà thầu được yêu cầu nộp HSDT theo đúng cách hướng dẫn trong HSMT, có niêm phong Còn đối với chào hàng cạnh tranh, HSĐX (báo giá) được nhà thầu nộp bằng cách gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc bằng fax. Một số sự khác biệt nêu trên là xuất phát từ bản chất khác nhau nói trên đôi với sản phẩm trong mua sắm thông qua HSMT (cho hình thức đấy thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế) thường là sản phẩm chưa có sẵn, đa dạng, phức tạp còn thông qua HSYC (cho hình thức chào hàng cạnh tranh) thì sản phẩm thông dụn, sẵn có trên thị trường.