Hỏi:
Trong 1 cuộc
đấu thầu đối với gói thầu xây lắp có 5 nhà thầu tham gia. Tại bước đánh giá sơ bộ chỉ có 2 nhà thầu M và N vượt qua để được đánh giá chi tiết.
Đánh giá về mặt kỹ thuật, cả 2
nhà thầu đều đạt mức yêu cầu tối thiểu căn cứ TCĐG sử dụng thang điểm nêu trong HSMT, HSDT của nhà thầu M và N đều được sửa lồi và hiệu chỉnh sai lệch nhưng đều nằm trong phạm vi cho phép. Giá đánh giá nêu trong TCĐG là giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch.
Căn cứ kết quả đánh giá về mặt tài chính thì nhà thầu M có
giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch thấp hơn nên được xếp thứ 1, đồng thời giá này không vượt giá gói thầu nên được xếp thứ 1, đồng thời giá này không vượt giá gói thầu nên được BMT đề nghị trúng thầu. Nhà thầu còn lại ( Nhà thầu N) có giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch cao hơn giá tương ứng của nhà thầu M, song lại cao hơn giá cả gói thầu. Do vậy BMT không xếp hạng nhà thầu N.
Cách xử lý của BMT có phù hợp với quy định trong đấu thầu không?
Trả lời:
Theo luật đấu thầu (Điều 4 khoản 2), đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu, đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu. Có trường hợp kết quả đấu thầu chỉ có 1 nhà thầu, có khi có vài nhà thầu (nếu gói thầu gồm nhiều phần độc lập, riêng biệt và trong HSMT cho phép nhà thầu chào theo từng phần) và hãn hữu qua đấu thầu không lựa chọn được nhà thầu trúng thầu. Việc quyết định về kết quả đấu thầu được chuyển từ người có thẩm quyền (quy định trong Luật Đấu thầu năm 2005) sang Chủ Đầu tư (Luật số 38 năm 2009) nhưng phải dựa trên báo cáo HSDT của BMT và báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu của đơn vị, tổ chức được giao nhiệm vụ thẩm định. Tuy nhiên, bên cạnh quyết định nhà thầu trúng thầu thì chủ đầu tư còn phải phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu (quy định tại Điều 61 khoản 4 Luật Đấu thầu). Chính vì vậy, trong Mẫu HSMT (chẳng hạn Mẫu HSMT xây lắp ban hang kèm theo thông tư 01/BKH, ngày 6/1/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tại Mục 28 quy định: việc so sánh, xếp hạng HSDT là căn cứ vào giá đánh giá, cụ thể quy định trên cùng một mặt bằng các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thương mại và các yếu tố khác để so sánh, xếp hạng HSDT là căn cứ vào đánh giá, cụ thể quy định “giá đánh giá được xác định trên cùng một mặt bằng các yếu tố khác để so sánh, xếp hạng HSDT”. Một nhà thầu đã được xác định giá đánh giá thì phải được xếp hạng bởi lẽ HSDT của họ đã vượt qua mọi bước đánh giá (đánh giá sơ bộ, đánh giá về mặt kỹ thuật, sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch). Nói khác đi, nhà thầu được xác định giá đánh giá là nhà thầu thuộc 1 trong các ứng cử viên để được đề nghị trúng thầu. Ngược lại, nhà thầu không được xác định giá đánh giá là nhà thầu không còn cơ hội để được đề nghị trúng thầu. Đây là thước đo về chất lượng đối với HSDT. Việc xếp hạng nhà thầu (trên cơ sở đánh giá trong trường hợp này) còn liên quan tới 1 tình huống có thể xảy ra trong trường hợp không thành công trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng đối với nhà thầu xếp thứ 1 thì mới có cơ sở để chủ đầu tư xem xét, lựa chọn nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo, hoàn thiện hợp đồng như quy định tại khoản 3 Điều 42, Luật Đấu thầu được sửa đổi, bổ xung bởi Luật số 38.
Có điều cần lưu ý rằng việc xếp hạng
nhà thầu và điều kiện đề nghị trúng thầu là khác nhau. Nhà thầu được xếp hạng thứ 1 mới là điều kiện cần, còn nếu nhà thầu này có giá đề nghị trúng thầu (giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch) không vượt giá gói thầu mới là điều kiện đủ để được đề nghị trúng thầu. Do vậy, nhà thầu N được xếp hạng chứ không phải được đề nghị trúng thầu nên việc giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch của nhà thầu này vượt quá gói thầu sẽ không ảnh hưởng tới việc xếp hạng của nhà thầu.
Như vậy kết quả đấu thầu cần được hiểu là gồm 2 nội dung:
- Nhà thầu được đề nghị trúng thầu
- Danh sách xếp hạng nhà thầu
Nhưng trong thực tế, ở khá nhiều trường hợp BMT thường bỏ sót nội dung danh sách xếp hạng
nhà thầu khi trình chủ đầu tư về kết quả đấu thầu.