Thẩm định thiết kế cơ sở theo quy định của Nghị định 12/2009/NĐ-CP

Tại Khoản 6 Điều 10 Nghị định 12/2009/NĐ-CP quy định: “Việc thẩm định thiết kế cơ sở được thực hiện cùng lúc với việc thẩm định dự án đầu tư, không phải tổ chức thẩm định riêng. Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở…”



Xung quanh vấn đề này có rất nhiều ý kiến thảo luận cũng như băn khoăn thắc mắc như:
- Thiết kế cơ sở có nằm trong hồ sơ dự án được thẩm định hay không? Thiết kế cơ sở phải được thẩm định trước khi thẩm định dự án đầu tư vì nếu cùng lúc thì nếu thiết thiết kế cơ sở không được chấp thuận thì phải thay đổi toàn bộ dự án?..
- Thẩm định thiết kế cơ sở của dự án ngoài vốn ngân sách nhà nước như thế nào?
- Cơ quan đầu mối thẩm định dự án đầu tư và xin ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về thiết kế cơ sở…

Sau đây là tập hợp các tham luận cũng như câu hỏi, giải đáp của các thành viên trên diễn đàn Giá Xây Dựng về vấn đề thẩm định thiết kế cơ sở:

“Điều 10: Thẩm quyền thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình

Trích:

6. Việc thẩm định thiết kế cơ sở được thực hiện cùng lúc với việc thẩm định dự án đầu tư, không phải tổ chức thẩm định riêng.

Vấn đề này hay đây, nhưng vấn đề là dự án nào cũng có thể thẩm định TKCS và dự án đầu tư cùng lúc được hay không? Hay cùng lúc đôi khi chỉ mang ý nghĩa là trình một lần? Nếu lập tổng mức đầu tư theo cách truyền thống thì sẽ có nhiều dự án phải thẩm định TKCS xong mới có cơ sở xem xét tổng mức đầu tư đấy?
Từ đây, đòi hỏi phải có phương pháp lập tổng mức đầu tư một cách tiên tiến hơn thôi.”

(MinhTuong – Moderators)

“Đúng là luật Việt Nam, càng đưa vào chi tiết càng khó hiểu. Theo mình Thiết kế cơ sở và 1Thuyết minh dự án đầu tư chính là hồ sơ của Lập dự án đầu tư vì vậy phải thẩm định cùng rồi, tuy nhiên hai phần này lại do hai đơn vị thẩm định khác nhau, thiết kế cơ sở do cơ quan chuyên môn (Sở Xây dựng, Sở Giao thông,…) thẩm định, còn Thuyết minh dự án do chủ đầu tư thẩm định. 2Nhưng thiết kế cơ sở phải được thẩm định trước thì mới có kết quả ra tổng mức đầu tư chứ, cũng giống như thiết kế chưa xong thì làm sao bóc được dự toán. 3Trở lại trường hợp trên, nếu công tác thẩm định của hai phần trên cùng lúc, thì nếu xảy ra thiết kế cơ sở không được cơ quan nhà nước chấp thuận phải thay đổi lại quy mô, kết cấu khi đó phải thay đổi lại tổng mức đầu tư, các giải pháp mặt bằng,…thì tất nhiên là dự án đầu tư phải thay đổi rồi.”

(nguyenduong171 – Thành viên tích cực)

“Ừ, đúng là luật Việt mà. Mình thấy tại Điều 10.6 “Việc thẩm định thiết kế cơ sở được thực hiện cùng lúc với việc thẩm định dự án đầu tư, không phải tổ chức thẩm định riêng.3Hay nhỉ, hóa ra TKCS không thuộc hồ sơ dự án???? 
Các bộ, sở chuyên ngành trước kia Thẩm định TKCS thì nay chỉ là trả lời ý kiến về TKCS của cơ quan đầu mối thẩm định dự án. Như vậy, cấp tỉnh, các sở KHĐT phải tăng cường năng lực chuyên ngành để đáp ứng nhiệm vụ thẩm định cả TKCS và thuyết minh dự án (dự án) phải không các pro?”

(toanskhdt – Thành viên mới)

“Mình cũng đang tìm hiều về Nghị định 12/2009/NĐ-CP, đúng là Thuyết minh dự án và Thiết kế cơ sở là 1 phần của Hồ sơ trình thẩm định Dự án ĐTXDCT (theo Điều 9 của NĐ này).
Tuy nhiên bạn cho rằng 2 phần này do 2 đơn vị khác nhau thẩm định là không đúng. 1Thuyết minh DA và TKCS chỉ là một phần của DA đầu tư XDCT, do đó theo Điều 10 của NĐ này thì đầu mối thẩm định DA là đơn vị chuyên môn trực thuộc cấp quyết định đầu tư. Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tham gia ý kiến khi có yêu cầu mà thôi.
Hơn thế nữa bạn cho rằng phải thẩm định xong thiết kế cơ sở thì mới có kết quả Tổng mức đầu tư cũng không đúng, bạn nên nhớ rằng 3TKCS và Tổng mức đầu tư là cùng một bộ hồ sơ, khi thẩm định DA thì phải có cả TKCS và Tổng mức đầu tư (cũng giống như: khi đơn vị tư vấn thiết kế thiết kế một công trình nào đó thì đó bao gồm: Bản vẽ thiết kế và dự toán thiết kế).
Và theo điều 8, thiết kế cơ sở được lập trên cơ sở của phương án thiết kế đã được lựa chọn do đó việc thay đổi phương án thiết kế là ít có thể xảy ra.
Và một điều nữa, nếu bạn xem trong Nghị định 99/2007/NĐ-CP về Quản lý chí phí đầu tư xây dựng, 2việc lập tổng mức đầu tư có nhiều cách (như tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng công trình và giá xây dựng tổng hợp theo bộ phận kết cấu; hay tính trên cơ sở của DA có chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật tương tư…) chứ không nhất thiết là phải theo Thiết kế cơ sở.”

(dinh_dhxd – Thành viên mới)

“4Thẩm định TKCS không thẩm định riêng, mà cùng lúc với thẩm định dự án, điều này là thuận lợi các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, còn đối với dự án vốn tư nhân thì sao? tư nhân đâu có cần duyệt dự án, thì lúc đó việc lấy ý kiến TKCS được thực hiện như thế nào? các bro có ý kiến gì không?”

(trautrang73 – Thành viên mới)

“Bạn hiểu chưa đúng về việc lập và phê duyệt dự án rồi, đây là hai vấn đề khác nhau. Theo quy định tất cả các công trình trước khi đầu tư xây dựng đều phải lập dự án cả chỉ có một số công trình (có quy định cụ thể) thì chỉ cần lập BCKTKT thôi. Tất cả các công trình xây dựng đều sử dụng đến tài nguyên đất, đều có khả năng tác động đến môi trường và hơn nữa là đều có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các dự án chung của Nhà nước vì vậy tất tật đều phải lập để thẩm định nhằm loại trừ những ảnh hưởng đó. 4Đối với các công trình có vốn tư nhân việc “được” xem xét thẩm định có thể cảm thấy hơi phiền toái nhưng nếu bạn là người bỏ tiền tỷ ra để thực hiện thì chắc bạn sẽ không dám mạo hiểm mà không thẩm định đâu. Sau khi thẩm định xong, thì tùy theo nguồn vốn mà xác định thẩm quyền quyết định phê duyệt (UBND các cấp hoặc chủ đầu tư tư nhân) có đầu tư hay không đầu tư. Bạn bảo rằng tư nhân thì ko cần phê duyệt dự án là sai rồi.”

(phugiang2007 – Thành viên)

“Mình nghĩ Bộ Xây dựng sẽ phải quy định chi tiết hơn về vấn đề này. Cơ bản là Nghị định 12 không thay đổi cơ quan chuyên môn chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở, tuy nhiên trong thực tế có những dự án bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau, việc phối hợp ý kiến giữa các cơ quan quản lý xây dựng chuyên ngành này trong quá trình thẩm định thiết kế cơ sở mất nhiều thời gian. Nói chung là điểm này của Nghị định 12 không có gì mới, đột phá để giảm thủ tục.”

(nguyentn – Thành viên mới)

“Không biết TT02/2007/TT-BXD đã bị hủy bỏ chưa, nhưng đúng là việc thẩm định TKCS hiện phải qua nhiều cơ quan quản lý xây dựng chuyên ngành. Chúng ta đều muốn giảm thủ tục, rút ngắn thời gian đầu tư, nhưng có lẽ điều này cũng là thực tế và hợp lý bởi một dự án đầu tư có hiệu quả không hề đơn giản chút nào.
Nghị định 12 có nhiều đột phá! Đó là khẳng định. Tuy nhiên, tôi có cảm giác sẽ có nhiều bất cập, nhất là việc giao nhiều quyền hơn cho các CĐT.”

(SyncMaster – Thành viên ưu tú)

“Trong Nghị định 12Cp Chính phủ đã yêu cầu Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định cụ thể về thẩm quyền và trách nhiệm tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở của các cơ quan. Vì vậy, trước khi Nghị định 12Cp có hiệu lực thì chắc chắn sẽ có Thông tư hướng dẫn về vấn đề này.
Mình đồng quan điểm với bạn về nhận xét Nghị định 12Cp không có nhiều điểm mới đột phá để giảm thủ tục!
Thực ra, Nghị định 12Cp chỉ là việc kết hợp 2 Nghị định 16Cp và 112Cp và lược bỏ về lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng (Nghị định 58Cp); về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (Nghị định 99Cp) và về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng (TT06-BXD).”

(lestrong – Super Moderator)

“Chưa gì mà các bác đã vội tống cựu nghinh tân rồi, theo kinh nghiệm của tôi thì chưa biết thế nào đâu còn nhiễu lắm. NĐ12 được soạn theo xu hướng cải cách thủ tục hành chính, việc này hẳn là tốt rồi tuy nhiên vẫn còn vướng trong việc đầu mối thẩm định dự án như sau:
- Cơ cấu tổ chức, biên chế, đội ngũ cán bộ của các Sở KHĐT và các phòng tài chính có đủ sức để làm việc này không? đợi khi NĐ12 có hiệu lực sau đó mới ngã ngửa ra và chờ bộ nội vụ bổ sung thì chắc chết mất. Lúc bổ sung thì liệu các ông có chuyên môn có được nhận vào không chăng biết nữa hay đã kín chỗ rồi?;
- Đơn vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm lấy ý kiến về việc thẩm định TKCS của các cơ quan liên quan câu này tuy đơn giản nhưng nó hàm chứa một mối quan hệ về quyền và trách nhiệm giữa các cơ quan trong việc cùng đi đến thống nhất một vấn đề là rất phức tạp; Cần phải xác định rõ trách nhiệm của đơn vị đầu mối trong việc tôn trọng “ý kiến” thẩm định của cơ quan TĐ TKCS đồng thời cũng phải xác định quyền phủ quyết và chịu trách nhiệm của đơn vị đầu mối đối với ý kiến thẩm định để loại trừ tiêu cực _ Điều này sẽ làm phình to bộ máy của đơn vị đầu mối vì phải bổ sung người có chuyên môn để quyết định và bổ sung cả nguồn dữ liệu để đối chiếu. Trường hợp ông Sở KH đủ năng lực để phủ quyết thì cũng có thể xem đây là tiếng chuông cáo chung cho vai trò các Sở chuyên ngành rồi. Nếu không được phủ quyết thì làm đầu mối lấy ý kiến để làm chi?; Cần xét đến những lợi ích cá nhân chắc chắn sẽ nảy sinh ngoài ý muốn trong quá trình phối hợp;
- Sau khi đọc xong ND12 có cảm tưởng như vai trò của Sở XD, Sở GT không còn nữa; Dường như việc cải cách hành chính theo hướng ND12 có cảm tưởng như mọi rắc rối trong lĩnh vực XD đều do XD và GT vì vậy bây giờ chuyển qua Kế hoạch. Tôi cá rằng sẽ càng rối hơn vì thực tế dù trước đây ND16 và 112 kể cả TT02 cũng đã xác định Sở KHĐT làm đầu mối nhưng cuối cùng các CĐT vẫn kiến nghị để được phép mang trực tiếp Hồ sơ đến các Sở chuyên ngành cho nhanh vì các Ông không có chuyên ngành mới chính là các ông nhũng nhiễu nhất.”

(phugiang2007 – Thành viên)

“Theo mình thì quy định này giúp giảm bớt khá nhiều thủ tục rườm rà của quá trình thẩm định dự án. Trước đây, để trình thẩm định dự án, thiết kế cơ sở phải được thẩm định rồi, đồng thời phương án thiết kế phải được các Sở ban ngành thông qua (Sở CS PCCC, Tài nguyên môi trường, Quy hoạch kiến trúc,…). Vì vậy thông thường trước khi trình duyệt dự án thì phải mất ít nhất vài tháng mới xong các thủ tục trên. Bây giờ thì chỉ cần hoàn thiện HS TKCS và thuyết minh dự án, trình duyệt 1 lần. Đơn vị đầu mối thẩm định sẽ có trách nhiệm hỏi ý kiến của các Sở ban ngành về sự phù hợp của phương án thiết kế, và dự án được duyệt đồng nghĩa với sự chấp thuận về phương án của các cơ quan chức năng.”

(phtl.77 – Thành viên năng động)

“1. Theo NĐ 16 thì quy trình thẩm định DAĐT thì CĐT trình HSDA trong dó có TKCS cho cơ quan đầu mối TĐ; cơ quan này chuyển HSDA cho cơ quan QLXD (Sở XD và Sở XD chuyên ngành) và các cơ quan chuyên môn liên quan; rồi sau đó cơ quan QLXD sau khi nhận HSDA để TĐ TKCS lại đề nghị các cơ quan liên quan có ý kiến tiếp. Như vậy,một số cơ quan chuyên môn phải 2 lần có ý kiến: một cho DA, một cho TKCS – mất thời gian và CĐT tha hồ mà ‘chạy’.

2. Vì vậy theo NĐ 12 (được biết khi dự thảo của BXD trình là TĐ TKCS được thực hiện đồng thời với việc TĐ DAĐT nhưng Thủ tướng xoá chữ đồng thời mà thay bằng chữ cùng lúc) mục đích bỏ bước cơ quan QLXD lý ý kiến của các cơ quan khác mà chỉ có cơ quan đầu mối TĐ lấy ý kiến một lần, các cơ quan QLXD có trách nhiệm TĐ TKCS; trường hợp khác có thể thuê tư vấn TĐ.
Vậy là thủ tục hành chính đã giảm, CĐT đỡ khổ!”

(capovoc – Thành viên năng động)

“Việc này đã làm giảm bớt thủ tục hành chính trong bước thẩm định phê duyệt dự án.
Theo mình biết hiện tại Bộ xây dựng đang soạn thảo thông tư hướng dẫn nghị định 12. Trong đó có quy định nếu cần thì chủ đầu tư có thể trực tiếp đến các cơ quan chuyên môn xin ý kiến về thiết kế cơ sở thay cho cơ quan đầu mối thẩm định dự án. Lưu ý: Nhưng việc này chỉ mới là dự thảo, việc có thực hiện được như thế ko phải chờ văn bản chính thức mới có thể biết được. 
Nhưng mong rằng sau này thông tư hướng dẫn có quy định như thế! Các bác CĐT có thể chủ động hơn để dự án của mình có thể được phê duyệt nhanh hơn!”

(Đinh Tấn Linh – Moderators)

“Cho mình hỏi với!
Mấy Bác Bộ soạn thế nào mà mình chẳng hiểu 5việc đầu tư xây dựng đối với những dự án không sử dụng vốn NSNN sẽ thực hiện như thế nào? có cần thẩm định thiết kế cơ sở không? vì lẽ j mà mình hỏi như vầy, này nhé:
NĐ12 chỉ nêu nội dung quản lý NN đối với những DA sử dụng vốn NS, trước đây NĐ16, 112 cũng nói vậy tuy nhiên hai cái này có quy định về cơ quan có thẩm quyền thẩm định TKCS vì vậy những dự án không sử dụng NSNN trước đây còn biết đường vác hồ sơ đến cửa các cơ quan này, nay thì hết biết luôn và nếu có vác lại chỗ cũ thì các cơ quan này bảo họ hết thẩm rồi, đi chỗ khác chơi! thật rối nhỉ; Họ mà không thẩm định giúp thì đến khi xin phép xây dựng Lão cấp phép vẽ cho một cái vòng tròn thì chỉ còn nước vất hồ sơ, khi ấy mà sửa hồ sơ cho phù hợp với các loại quy định thì mấy anh tư vấn và chủ đầu tư giải khát bằng mồ hôi mất.
Thế mới thấm thía sự cần thiết trước khi cải cách thủ tục hành chính thì phải cải cách con người trước.”

(phugiang2007 – Thành viên)

“5Cái này không phải thẩm định thiết kế cơ sở mà là xin ý kiến các cơ quan về thiết kế cơ sở. Bạn chú ý đọc kỹ trong văn bản nhà nước quy định nhé!
Có lẽ sau này thông tư ra đời thì sẽ quy định rõ hơn về việc này !”

(Đinh Tấn Linh – Moderators)

“Mình cũng biết vậy nhưng sự việc như thế này: Theo NĐ12, Sở KHĐT sẽ làm đầu mối và lấy ý kiến các Sở chuyên ngành về TKCS nhưng quy định này chỉ đối với các DA sử dụng vốn NSNN thôi. 6Còn đối với DA khác thì không thấy quy định quản lý như thế nào, nếu vác lại Sở KHĐT thì họ bảo họ chỉ làm đầu mối DA sử dụng vốn NS thôi còn nếu tự mang lại các Sở XD, GT thì họ bảo vác lại ông đầu mối rồi họ mới cho ý kiến j j đó. Vất vả lắm bạn ạ.
Xin chỉ thêm.”

(phugiang2007 – Thành viên)

“Theo quan điểm của mình thiết kế cơ sở vẫn phải được thẩm định. Tại điều 10 của Nghị định 12/2009/NĐ-CP đã qui định rõ: “Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc cấp quyết định đầu tư. Đơn vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm lấy ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 6 Điều này” mà qui định tại khoản 6 điều 10 ghi là thẩm định thiết kế cơ sở. Vậy nên theo quan điểm của tôi, thiết kế cơ sở vẫn phải được thẩm định, nó diễn ra đồng thời với việc thẩm định dự án và do đơn vị đầu mối thẩm định dự án làm, chủ đầu tư không phải làm thẩm định thiết kế cơ sở riêng.
6Còn đối với dự án có vốn ngoài ngân sách thì thiết kế cơ sở vẫn phải được thẩm định. Ai đi làm việc đó thì do Người quyết định đầu tư phân công.”

(hongngan99 – Thành viên chủ chốt)

“Tôi chưa hiểu là thủ tục thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình:
7Điều 10 thì nói chủ đầu tư tổ chức thẩm đinh, và lấy ý kiến các cơ quan nhà nước. Vậy tại sao tại điều 9 của nghị định về hồ sơ thẩm định lại có thêm tờ trình thẩm định của chủ đầu tư? Ai trình? Trình ai bây giờ? Nếu là trình cơ quan nhà nước thì chỉ là trình lấy ý kiến thôi chứ? đó là tôi hỏi về vốn ngoài ngân sách, còn vốn trong ngân sách chẳng lẻ chủ đầu tư là UBND Tỉnh lại đi trình Sở thẩm định? nghe có vẻ kỳ quá.”

(ksminhbinh – Thành viên mới)

“Việc lập, thẩm định, phê duyệt DA ĐTXD Nhà nước chỉ quản lý đối với DA sử dụng vốn NSNN. Để quản lý, NĐ12 quy định cơ quan đầu mối thẩm định dự án (trong đó có TKCS), cơ quan đầu mối có trách nhiệm lấy ý kiến TKCS cùng lúc với việc thẩm định nội dung dự án. 6Tuy nhiên do chỉ quy định quản lý đối với DA sử dụng vốn NS, các dự án khác (tùy theo nguồn và tỷ trọng góp vốn), chủ đầu tư tự quyết định về nội dung dự án, việc tự quyết định này cũng có thể thấy rằng DA tư nhân có thể khác so với DA dùng vốn NS vì vậy chắc chắn là dự án tư nhân sẽ không có việc thẩm định gì hết (Các ông tư nhân chớ vội mừng, chờ đến khi cấp phép xây dựng sẽ rõ) còn muốn “lấy ý kiến” thì vô tư! Luật xây dựng có quy định rồi, các cơ quan QLNN phải cung cấp thông tin cần thiết cho dự án (xin lưu ý: chỉ là cung cấp thôi nhé, các ông sử dụng vào mục đích gì thì hồi sau sẽ biết);
7Còn nếu trường hợp UBND Tỉnh làm chủ đầu tư thì có hai cách: 1/ Thành lập Ban QLDA và ủy thác cho nó làm chủ đầu tư khi đó ông này sẽ trình. Hợp lệ chứ bạn?; 2/ Nếu dự án có vốn dưới 07 tỷ, chủ đầu tư thực hiện thì khi đó thay vì tờ trình thì thay thế bằng văn bản đề nghị thẩm định. Việc này cũng không có gì sai đâu bạn vì tại địa phương UBND là cấp chính quyền cao nhất thì cái việc thay thế mẫu tờ trình bằng văn bản chỉ là việc cỏn con thôi.”

(phugiang2007 – Thành viên)

“Tôi tham gia ý kiến với bạn về vấn đề này như sau:
- Tôi thấy điều 9, điều 10 chẳng có gì là bất hợp lý cả, chỉ có điều bạn chưa hiểu mà thôi.
- 7Tờ trình thẩm đinh dự án chỉ là một thủ tục hành chính mà thôi. Chủ đầu tư là người phải lập DA-ĐTXDCT và sau đó trình người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt. Và đầu mối thẩm định là đơn vị chuyên môn thuộc cấp quyết định đầu tư.
Như vậy Chủ đầu tư sau khi lập xong phải làm tờ trình cho đơn vị chuyên môn thuộc cấp quyết đinh đầu tư thẩm định sau đó người quyết định đầu tư mới xem xét phê duyệt.”

(dinh_dhxd – Thành viên mới)

“7Rõ ràng là CĐT phải trình đơn vị đầu mối thẩm định dự án rồi chứ bác.
Cấp tỉnh: Sở KH&ĐT
Cấp Huyện: Đơn vị quản lý ngân sách (Phòng TC-KH)
Việc lấy ý kiến đối với thiết kế cơ sở chứ, bác đọc kỹ lại trong Nghị định 12 thử xem.
Vốn ngân sách tỉnh CĐT thì có 2 trường hợp xảy ra.
- Trình ra bộ theo quy định.
- Trường hợp còn lại thì do BQLDA của tỉnh thực hiện”

(Đinh Tấn Linh – Moderators)

“NĐ12 có xu hướng giảm nhẹ và dần đi đến việc hủy bỏ việc quản lý XD thông qua biện pháp thẩm định TKCS tuy nhiên do có một số lượng lớn các DA, CT không cần xin phép xây dựng nên nội dung này vẫn giữ lại để quản lý các công trình không phải xin phép XD (các DA sử dụng vốn NSNN) còn tất cả cá DA, CT sử dụng vốn khác, NN sẽ thực hiện việc quản lý thông qua hình thức xem xét cấp phép xây dựng.
Việc này sẽ thắt nút cổ chai ở khâu cấp phép; kinh nghiệm cho thấy giải pháp này không tối ưu.”

(phugiang2007 – Thành viên)

Nguồn: Giaxaydung.vn
  • TAG :

Danh mục

Loading...